25/11/2024

Làm nhiều, hưởng không bao nhiêu

Chính sách tài khoá hiện nay dẫn đến tình trạng làm nhiều, hưởng chẳng bao nhiêu, như TP.HCM nguồn thu điều tiết về ngân sách trung ương quá lớn nên không thể tái đầu tư cho hạ tầng phát triển.

 

Làm nhiều, hưởng không bao nhiêu

Chính sách tài khoá hiện nay dẫn đến tình trạng làm nhiều, hưởng chẳng bao nhiêu, như TP.HCM nguồn thu điều tiết về ngân sách trung ương quá lớn nên không thể tái đầu tư cho hạ tầng phát triển.


 

 
Làm nhiều, hưởng không bao nhiêu - Ảnh 1.

VN nhiều năm ở trong tình trạng bội chi ngân sách, chi nhiều hơn thu. Trong ảnh: nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Cục Thuế TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Việt Nam là nước thuộc nhóm có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng ngay cả từ năm 2012 – 2018, thu ngân sách cơ bản cũng chỉ đủ chi thường xuyên, chi trả nợ và lãi vay, không có “của ăn của để” – tức khoản tiết kiệm để chi cho đầu tư phát triển. Hầu hết vốn cho đầu tư phát triển trong những năm qua là đi vay.

Một đất nước tăng trưởng nhanh thì phải có nguồn lực, có tích lũy, tiết kiệm, tuy nhiên suốt 30 năm qua tăng trưởng luôn cao nhưng hầu hết chi cho đầu tư phát triển phải đi vay là một vấn đề của chính sách tài chính công.

Đã đến lúc phải thay đổi vì các địa phương hiện không có động lực tăng thu ngân sách bởi thu càng nhiều, khoản nộp về cho ngân sách trung ương càng lớn. Như TP.HCM thu 100 đồng, có tới 82 đồng nộp về ngân sách trung ương, chỉ được giữ lại 18 đồng.

Đối với những tỉnh chưa tự chủ về ngân sách, họ cũng không có động lực tăng thu ngân sách vì tăng thu được đồng nào sẽ bị cắt giảm trợ cấp từ ngân sách trung ương đồng ấy. Như vậy địa phương nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương cũng không được lợi gì từ việc tự thân tăng nguồn thu.

Làm nhiều, hưởng không bao nhiêu - Ảnh 2.

TS Vũ Thành Tự Anh – Ảnh: TỰ TRUNG

 

Trong khi đó, những năm qua dân số tại 3 trung tâm tăng trưởng lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ, Hà Nội và Bắc Ninh, Đà Nẵng tăng lên nhanh chóng do dịch chuyển lao động. Nhưng nguồn lực lại không chảy về 3 nơi này để đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng với sự tăng trưởng. Đây là mâu thuẫn, thể hiện sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả.

Chắc chắn điều này không thể bền vững trong dài hạn nếu dân số của 3 trung tâm tăng trưởng này tiếp tục “nở nồi” nhưng chi tiêu ngân sách, chi tiêu thường xuyên, đầu tư xã hội bình quân cho người dân giảm. Nếu không sớm thay đổi chính sách tài khóa, các đô thị sẽ trở thành gánh nặng chứ không còn là động lực tăng trưởng.

 

Chính phủ ưu tiên sự công bằng, lựa chọn công bằng thay cho hiệu quả. Nếu tiếp tục duy trì chính sách này trong thời gian dài sẽ không có cả hiệu quả lẫn công bằng vì suy cho cùng muốn chia thì phải có gì đó để chia.

Rõ ràng đã đến thời điểm Chính phủ phải thực hiện các quyết định khó khăn, chính sách tài khóa trong Luật ngân sách phải được viết lại một cách cơ bản, không chỉ tăng tự chủ mà phải thay đổi cơ chế thu chi ngân sách. Nếu cứ chia như hiện nay sẽ cào bằng, các địa phương không thặng dư ngân sách, thiếu nguồn lực cho phát triển.

Làm nhiều, hưởng không bao nhiêu - Ảnh 3.

Sau 5 năm, thu ngân sách tăng thêm 572.000 tỉ đồng/ chi ngân sách tăng hơn 600.000 tỉ đồng Dữ liệu: Đặng Tuân – Đồ họa: N.KH.

 

Ông Võ Thành Hưng (vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính):

Những năm qua về cơ bản vẫn có tích lũy một phần từ thu ngân sách nhà nước để chi cho đầu tư phát triển. Cơ bản qua các năm bội chi ngân sách vẫn thấp hơn chi cho đầu tư phát triển, điều đó có nghĩa rằng thu ngân sách vẫn có tích lũy một phần để chi cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, năm 2018 ước chi đầu tư phát triển 411.277 tỉ đồng, ước bội chi ngân sách 324.995 tỉ đồng. Trong giai đoạn 2013-2018, đúng là có năm 2014 khoảng 248.852 tỉ đồng chi cho đầu tư phát triển là đi vay hoàn toàn.

 

 

TS VŨ THÀNH TỰ ANH (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) – BẢO NGỌC ghi