25/11/2024

Vướng thẻ vàng, hải sản Việt Nam tụt hạng tại thị trường châu Âu

Sau 2 năm bị EU rút thẻ vàng, hải sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này tụt hạng.

 

Vướng thẻ vàng, hải sản Việt Nam tụt hạng tại thị trường châu Âu

Sau 2 năm bị EU rút thẻ vàng, hải sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này tụt hạng. 

 
 
 
Các doanh nghiệp bàn cách gỡ thẻ vàng từ EU /// M.Phương

Các doanh nghiệp bàn cách gỡ thẻ vàng từ EU   M.Phương

 

 
Sáng 25.9, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình “Doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU)”.
 
Các doanh nghiệp cho biết quy trình kiểm tra thông quan đối với các lô hải sảnnhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) trở nên gắt gao, từ 7-10 ngày, thậm chí lên đến 20 ngày khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên rất nhiều. Có những lô hàng xuất khẩu chi phí tăng lên 15-20% khiến doanh nghiệp hết lãi, hoặc lỗ. Đặc biệt, chi phí và rủi ro gia tăng cũng khiến các đối tác nhập khẩu tại EU  ngại mua hàng từ Việt Nam. Những khách hàng lớn đã giảm dần đơn hàng và chuyển đơn hàng sang các nước khác…
 

Báo cáo từ VASEP cho biết, trước khi có thẻ vàng, EU là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ. EU luôn chiếm trên 17% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong 3 năm qua. Riêng xuất khẩu hải sản luôn đạt kim ngạch 350-400 triệu USD/năm, chiếm khoảng 30% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy-hải sản của Việt Nam sang EU.
 
Kể từ khi Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng IUU (tháng 10.2017), giá trị xuất khẩu hải sản sang thị trường này đã giảm nhiều. Cụ thể năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 390 triệu USD, giảm 7% so với năm 2017. Trong 8 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hải sản sang EU đạt 251 triệu USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm chủ yếu ở sản phẩm cá ngừ bị giảm 6,3%, mực và bạch tuộc giảm 13%… Thị trường EU từ vị trí thứ 2 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tuột xuống vị trí thứ 5. Điều này được VASEP nhấn mạnh là do tác động từ thẻ vàng IUU.
 
VASEP dự báo việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU từ nay đến cuối năm 2019 sẽ tiếp tục giảm do xuất khẩu tôm giảm và thẻ vàng tiếp tục tác động đến xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ và cá biển khác. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU cả năm 2019 sẽ đạt khoảng 1,35 tỉ USD, giảm 8% so với năm trước. Trong đó xuất khẩu cá ngừ giảm 5%, mực và bạch tuộc giảm 13%, tôm giảm 17%. Riêng xuất khẩu một số mặt hàng hải sản như cá biển và hải sản khác vẫn tăng 11% nên kim ngạch xuất khẩu hải sản vẫn duy trì tương đương năm vừa qua, đạt gần 390 triệu USD.
 
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Phó chủ tịch VASEP kiêm Chủ tịch Uỷ ban Hải sản VASEP – cho rằng nếu không bị thẻ vàng, kim ngạch xuất khẩu hải sản từ Việt Nam sang EU sẽ tăng rất mạnh thời gian qua. Vì vậy cả Hiệp hội và doanh nghiệp đang mong muốn được Chính phủ hỗ trợ để lấy lại được thẻ xanh trong thời gian sớm nhất.
 
Ủy ban châu Âu đã ban hành quy định IUU có hiệu lực từ ngày 1.10.2010. Đến tháng 10.2017, Liên minh châu Âu (EU) đã “rút thẻ vàng” đối với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác hải sản. Đây được xem là hình thức cảnh cáo chưa đi kèm các biện pháp trừng phạt. Lý do EU rút thẻ vàng vì cho rằng Việt Nam chưa quản lý tốt ngành khai thác hải sản hoặc khai thác thiếu bền vững, bất hợp pháp và không có báo cáo. Nếu EU “rút thẻ đỏ” đồng nghĩa với việc cấm các hoạt động xuất khẩu của quốc gia đó vào thị trường của họ.
 
 
 
MAI PHƯƠNG