25/11/2024

Hàn Quốc muốn bỏ khu phi quân sự chia cắt liên Triều

Khu phi quân sự chạy dọc biên giới liên Triều nên được bỏ đi và thay bằng “khu vực hòa bình quốc tế”, một ý tưởng được đích thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đưa ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA).

 

Hàn Quốc muốn bỏ khu phi quân sự chia cắt liên Triều

Khu phi quân sự chạy dọc biên giới liên Triều nên được bỏ đi và thay bằng “khu vực hoá bình quốc tế”, một ý tưởng được đích thân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đưa ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA).
 
 
 
 

Hàn Quốc muốn bỏ khu phi quân sự chia cắt liên Triều - Ảnh 1.

Khu vực An ninh chung nằm bên trong khu phi quân sự liên Triều nhìn từ phía Hàn Quốc - Ảnh: REUTERS

 

Ông Moon hiện đang tham dự cuộc họp thường niên của UNGA tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ).

Trong bài phát biểu trước đại diện của hơn 193 thành viên ngày 24-9, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh ý tưởng thành lập “khu vực hòa bình quốc tế” thay cho khu phi quân sự sẽ đem lại nhiều lợi ích.

“Việc thành lập một khu vực hòa bình quốc tế sẽ mang lại sự đảm bảo về mặt thể chế và thực tế cho an ninh của Triều Tiên nhưng cùng đồng nghĩa sẽ giúp Hàn Quốc có được một nền hòa bình vĩnh viễn”, tổng thống Hàn Quốc lập luận.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc hi vọng dải đất chỉ rộng khoảng 4km và dài 250km dọc theo biên giới này sẽ trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các nỗ lực phi hạt nhân hóa trên thế giới, trở thành nơi đặt văn phòng của các cơ quan giải quyết xung đột quốc tế.

“Một khi khu phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên bị bãi bỏ và trở thành khu vực hòa bình, bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành cầu nối giữa lục địa và đại dương, cầu nối cho hòa bình và thịnh vượng”, Tổng thống Moon lạc quan trong tương lai khu vực này sẽ được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 

Thách thức lớn nhất, theo ông Moon, là việc rà phá bom mìn được chôn dọc theo khu phi quân sự. Trong các nỗ lực giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ liên Triều, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý sẽ không triển khai vũ khí trong khu vực An ninh chung thuộc khu phi quân sự.

Tổng thống Moon, một người có khuynh hướng thiên tả, đã thúc đẩy các cuộc đối thoại với Triều Tiên kể từ khi nhậm chức. Thành tựu nổi bật nhất là việc ông Moon đã trung gian giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau.

Mặc dù vậy, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn đang trong thế bế tắc. Bình Nhưỡng đã kêu gọi tái khởi động một vòng đàm phán mới với Washington vào cuối tháng này nhưng vẫn chưa chốt thời gian và địa điểm.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Moon tại Mỹ ngày 23-9, ông Trump cam kết sẽ không gia tăng áp lực lên Triều Tiên bằng các lệnh trừng phạt mới.

 

BẢO DUY