Cầu được, ước thấy
Một thoả thuận mới biểu hiện mức độ quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược gắn bó và tin cậy hiện tại giữa Mỹ – Ba Lan, đồng thời có tác động mạnh mẽ tới EU và NATO
Cầu được, ước thấy
Một thoả thuận mới biểu hiện mức độ quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược gắn bó và tin cậy hiện tại giữa Mỹ – Ba Lan, đồng thời có tác động mạnh mẽ tới EU và NATO
Mỹ sẽ điều thêm quân đến bổ sung cho 4.500 quân đang đóng ở Ba Lan AFP
Khi gặp nhau bên lề khóa họp Đại hội đồng LHQ năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã ký kết thoả thuận về việc Mỹ đưa thêm 1.000 binh lính đến Ba Lan bổ sung cho khoảng 4.500 lính đã được triển khai ở Ba Lan theo mô thức luân chuyển chứ không phải thường trực. Ông Trump còn cho biết 1.000 lính này sẽ được rút từ nơi nào đó ở châu Âu, dù không nói cụ thể nhưng dễ nhận ra là từ Đức.
Điều này biểu hiện mức độ quan hệ đồng minh và đối tác chiến lược gắn bó và tin cậy hiện tại giữa Mỹ – Ba Lan, đồng thời có tác động mạnh mẽ tới EU và NATO cũng như tới mối quan hệ của Mỹ với từng thành viên khác hai khối. Thường thì NATO và EU rất thận trọng với việc triển khai thêm lực lượng ở gần Nga, song Mỹ không ngại Nga vì biết Nga sẽ có phản đối chính thức, sẽ dọa bố trí chiến lược lại ở vùng phía tây giáp EU và NATO, nhưng sẽ không để vì thế mà quan hệ với Mỹ tồi tệ thêm.
Đối với cả Mỹ và Ba Lan, thoả thuận này chẳng khác gì chuyện cầu được ước thấy. Ông Trump dùng nó thể hiện cách đối xử “bên trọng, bên khinh” với các thành viên EU và NATO để gây sức ép tăng ngân sách quân sự và quốc phònghằng năm, tăng tự lập và bớt dựa cậy vào Mỹ, tức là chịu trả giá cao hơn để được Mỹ đảm bảo an ninh. Ba Lan dùng thỏa thuận này để xác lập và đề cao vị thế trong chiến lược và chính sách của Mỹ, thể hiện sự khác biệt và độc lập trong EU và NATO, đồng thời dựa vào cái uy của Mỹ để có thể làm găng hơn, thậm chí cả đối địch Nga nhiều hơn.
PHẠM LỮ