Cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un
Sau nhiều trắc trở, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay chính thức diễn ra tại Singapore.
Cuộc gặp lịch sử của Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un
Sau nhiều trắc trở, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay chính thức diễn ra tại Singapore.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều hôm nay chính thức diễn ra
REUTERS
06:42
Hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm thú Singapore được KCNA đăng tải ngày 12.6 REUTERS |
06:39
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA và tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm nay đăng tải loạt ảnh lãnh đạo Kim Jong-un dạo phố vào tối 11.6 tại Singapore.
06:35
Các phóng viên túc trực trước cổng vào khách sạn Capella từ sáng sớm REUTERS |
06:32
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bình luận trên Twitter: “Chúng tôi sẵn sàng cho thượng đỉnh hôm nay”. Trước đó, ông tuyên bố: “Giải trừ vũ khí hạt nhân không phải là cái kết tệ cho nhân dân Triều Tiên. Sự thật là điều này sẽ mang đến tương lai xán lạn, tốt đẹp hơn cho Triều Tiên”.
06:28
CNN dẫn nguồn tin tiết lộ Mỹ quyết định đẩy giờ kết thúc hội nghị lên sớm hơn 12 giờ so với dự kiến ban đầu vì phía Triều Tiên thông báo sẽ rời Singapore ngay sau cuộc gặp kết thúc. Tuy nhiên, cũng có khả năng kế hoạch được thay đổi nếu kết quả đàm phán tốt đẹp.
06:26
Tổng thống Trump tại Đại sứ quán Mỹ ở Singapore TWITTER |
06:25
Vài tiếng trước giờ G, Tổng thống Trump viết trên Twitter: “Cuộc gặp giữa nhân viên và đại diện hai bên diễn ra tốt đẹp và nhanh chóng… nhưng cuối cùng, điều này vẫn chưa thể nói lên điều gì. Tất cả chúng ta sẽ sớm biết rõ liệu rằng sẽ có hay không một thoả thuận thật sự, không giống như những lần đàm phán trong quá khứ”.
06:23
Theo kế hoạch sáng nay Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau lúc 9 giờ (8 giờ theo giờ Việt Nam) tại khách sạn Capella trên đảo du lịch Sentosa của Singapore. Dự kiến, hai lãnh đạo bắt đầu bằng cuộc hội đàm riêng, chỉ có phiên dịch đi cùng, trước khi mở rộng thêm thành phần tham dự là các cố vấn.
06:20
Reuters dẫn nguồn tin tham gia công tác tổ chức sự kiện cho hay lãnh đạo Kim dự kiến rời Singapore lúc 14 giờ cùng ngày 12.6. Như vậy, thời gian hai nhà lãnh đạo hội đàm chính thức không nhiều, dẫn đến đồn đoán rằng họ đã bí mật gặp nhau và đi đến các thoả thuận trước khi cùng xuất hiện công khai ở khách sạn Capella sáng nay. Những ý kiến này xuất phát từ lịch trình của lãnh đạo Kim Jong-un. Ông đến Singapore chiều 10.6 và có cuộc gặp xã giao với Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long ngay sau đó. Trong hôm qua, ông Kim không công bố có bất kỳ hoạt động nào tại Singapore.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một tổng thống đương nhiệm của Mỹ gặp lãnh đạo Triều Tiên. Sự kiện diễn ra tại khách sạn Capella trên đảo nghỉ dưỡng Sentosa.
Hàng ngàn phóng viên của các cơ quan thông tấn, báo chí từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt ở Singapore để đưa tin về sự kiện chính trị hiếm có này. Thế giới đang chờ đợi kết quả tốt đẹp từ cuộc gặp với những kỳ vọng về tương lai hoà bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Bình luận với Thanh Niên trước giờ G, tiến sĩ Lim Tai Wei tại Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng: “Có 3 điều mà Mỹ và Triều Tiên muốn đạt được trong cuộc gặp lần này”.
Cụ thể theo ông Lim, trước hết cả 2 sẽ muốn thống nhất được ý nghĩa của cụm từ phi hạt nhân hóa, vốn là vấn đề phức tạp. Có thể cuộc gặp đầu tiên là không đủ, nhưng sẽ tạo nên bầu không khí tích cực cho các quan chức cấp dưới làm việc với nhau để thống nhất về chi tiết định nghĩa.
Bước thứ 2 là thống nhất được kiểu mẫu phi hạt nhân hóa. “Cho đến nay đã có 3 mô hình được nhắc tới. Thứ nhất là mô hình Libya mà Bình Nhưỡng đã bác bỏ. Thứ hai là mô hình Trump có tính thực tế hơn với nội dung đòi hỏi phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đổi lại Mỹ hứa giúp Triều TIên phát triển kinh tế đạt mức bằng với Hàn Quốc. Mô hình này được Ngoại trưởng Mike Pompeo và chính ông Trump hứa hẹn. Mô hình thứ 3 do Bình Nhưỡng đề xuất là phi hạt nhân hóa đồng bộ theo giai đoạn, trong đó ứng với mỗi giai đoạn Bình Nhưỡng đều đặt điều kiện Mỹ phải có gì đổi lại. Ngoài ra, mô hình nhân nhượng hỗn hợp cũng là một lựa chọn”, ông Lim nói với Thanh Niên.
Cũng theo chuyên gia này, sau khi đạt được 2 bước trên, Mỹ và Triều Tiên sẽ tính đến việc ký hiệp ước hoà bình nhằm chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh từ năm 1953.