15/11/2024

Chăn nuôi hấp hối vì thịt ngoại

Một lượng lớn thịt nhập khẩu giá rẻ đang được ồ ạt đưa vào thị trường nội địa, đẩy ngành chăn nuôi vào tình trạng ngắc ngoải.

 

Chăn nuôi hấp hối vì thịt ngoại

Một lượng lớn thịt nhập khẩu giá rẻ đang được ồ ạt đưa vào thị trường nội địa, đẩy ngành chăn nuôi vào tình trạng ngắc ngoải.

Năm 2012, ngành chăn nuôi cả nước gặp khủng hoảng do thịt nhập khẩu các loại. Một số hệ thống siêu thị lớn và rất nhiều chợ truyền thống bán lẻ thịt nhập khẩu. Tình trạng nhập lậu gia cầm diễn ra khá phức tạp và có chiều hướng tăng. Vào thời kỳ cao điểm, lượng gà thải loại nhập lậu qua Quảng Ninh lên đến 100-200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn đến 100 tấn/ngày. Bình quân những năm gần đây có khoảng 70.000-100.000 tấn gà đẻ thải loại từ Trung Quốc nhập lậu vào nước ta. Bên cạnh đó, hằng năm có đến 15-30 triệu con gia cầm giống của Trung Quốc được đưa vào nội địa tiêu thụ.

 Người chăn nuôi trong nước đang bế tắc khi phải cạnh tranh với thịt nhập khẩu giá rẻ - d
Người chăn nuôi trong nước đang bế tắc khi phải cạnh tranh với thịt nhập khẩu giá rẻ – Ảnh: Q.T

 

 
 

Điều bất thường là nếu xét về chi phí sản xuất thì chỉ có giá thức ăn chăn nuôi của VN cao hơn giá thế giới khoảng 10%, còn lại các chi phí quản lý, nhân công, điện nước… tại VN đều rẻ hơn nước ngoài. Thịt nhập khẩu phải chịu thêm chi phí vận chuyển nữa. Như vậy, việc họ bán giá thịt thấp vào VN là hết sức vô lý và có dấu hiệu bán phá giá

 

Ông Nguyễn Văn Ngọc - chủ một trại gà ở H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

 

 

Tổng đàn giảm

Năm 2013, ngành chăn nuôi hết sức khó khăn, người nuôi thua lỗ, tiêu thụ ế ẩm. Vậy mà chỉ tính riêng 2 tháng 4-5, cả nước tiếp tục nhập hơn chục ngàn tấn thịt gà, hàng trăm tấn thịt heo từ Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Úc, Hàn Quốc, Iran, Brazil… Cụ thể, trong tháng 4 cả nước nhập khẩu 5.600 tấn thịt gà, 200 tấn thịt heo; tháng 5 nhập 4.800 tấn thịt gà, 350 tấn thịt heo. Sản phẩm nhập khẩu gồm gà nguyên con, gà chặt 1/4, chân gà đông lạnh…

Thịt nhập khẩu càng nhiều, chăn nuôi trong nước càng bi đát. Trung tâm thống kê Bộ NN-PTNT ước tính tổng số heo của cả nước đến tháng 6.2013 có khoảng 26,5 triệu con, giảm 0,52% so với cùng kỳ năm 2012. Giá gà thịt công nghiệp tiếp tục xuống thấp trong khi chi phí đầu vào vẫn cao khiến người chăn nuôi thua lỗ, một số trang trại đã phải giảm đàn hoặc bỏ trống chuồng. Ước tính, tổng số gia cầm của cả nước tại thời điểm 15.6 đạt 304,5 triệu con, giảm 2,01% so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh khó khăn vì giá bán thấp, 6 tháng đầu năm 2013 chăn nuôi gia cầm còn chịu ảnh hưởng xấu do tình trạng nhập lậu gia cầm vẫn diễn ra, dịch cúm gia cầm ở trong nước diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan vi rút cúm H7N9 từ Trung Quốc vào VN đã làm cản trở đến sự phát triển chăn nuôi trong nước

Bán phá giá ?

Theo các chuyên gia trong ngành, người chăn nuôi lâu nay chỉ lấy công làm lời, lợi nhuận chủ yếu dựa trên các phụ phẩm như đầu, lòng gia súc gia cầm. Từ khi thịt nhập khẩu tràn về, phần lợi nhuận này biến mất, thay vào đó phải cạnh tranh về giá với thịt nhập khẩu, dẫn đến giá bán dưới giá thành.

Ông Lê Văn Quyết, chủ một trang trại gà ở Long Thành (Đồng Nai), phân tích: “Hiện gà thải loại từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đều được xem là phế phẩm, người dân nước họ không ăn. Còn tại Mỹ, Brazil thì ngoài phần ức gà được ưa thích, các bộ phận còn lại như đùi, cánh… cũng được xem là phế phẩm. Chính vì vậy họ bán về VN với bất cứ giá nào. Ngoài thịt gà nhập khẩu chính ngạch, gà lậu từ Trung Quốc đưa sang, còn có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp tạm nhập nhưng không tái xuất để trốn thuế. Đó là lý do khiến thị trường trong nước hiện nay tràn ngập gà nhập khẩu giá rẻ”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ một trại gà ở H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cho rằng: “Điều bất thường là nếu xét về chi phí sản xuất thì chỉ có giá thức ăn chăn nuôi của VN cao hơn giá thế giới khoảng 10%, còn lại các chi phí quản lý, nhân công, điện nước tại VN đều rẻ hơn nước ngoài. Thịt nhập khẩu phải chịu thêm chi phí vận chuyển nữa. Như vậy, việc họ bán giá thịt thấp vào VN là hết sức vô lý và có dấu hiệu bán phá giá. Cơ quan quản lý nhà nước cần gấp rút thiết lập hàng rào kỹ thuật, hạn chế nhập khẩu, đồng thời kích thích chăn nuôi trong nước để cứu nông dân, cứu doanh nghiệp”.

Đồng quan điểm này, ông Âu Thanh Long, Chủ tịch HĐQT Công ty chăn nuôi Duy Cường, khẳng định: “Về nguyên tắc, phải tốn 2 kg cám mới cho ra 1 kg thịt gà, chưa kể các chi phí khác như tiền lương, điện nước, thuốc men, chi phí vận chuyển… Vậy tại sao giá thịt nhập khẩu chưa đến 1 USD/kg? Đây là mức giá hết sức vô lý. Chúng ta hoàn toàn có thể kiện chống bán phá giá đối với các nước này”.  

 

Nên áp thuế chống bán phá giá

Theo ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm miền Đông Nam bộ, khi đã gia nhập WTO, về nguyên tắc VN không thể cấm hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, với việc thịt gà giá rẻ dưới giá thành sản xuất tràn vào thì VN có thể tiến hành kiện bán phá giá. “Nhiều nước đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa của VN thì không cớ gì chúng ta lại không áp dụng biện pháp này”, ông Bình nêu vấn đề.   

 

Quang Thuần