Tạo điều kiện cho giới trẻ theo đuổi khoa học
Làm sao để tìm ra những điều mới mẻ? Làm sao để toàn tâm toàn ý với nghiên cứu khoa học? Có bao giờ nản chí, muốn từ bỏ nghiên cứu khoa học cơ bản để đi theo lĩnh vực khác kiếm tiền nhanh hơn? Đam mê, ý chí, nghị lực có vai trò như thế nào cho sự thành công trong khoa học?…
Tạo điều kiện cho giới trẻ theo đuổi khoa học
Làm sao để tìm ra những điều mới mẻ? Làm sao để toàn tâm toàn ý với nghiên cứu khoa học? Có bao giờ nản chí, muốn từ bỏ nghiên cứu khoa học cơ bản để đi theo lĩnh vực khác kiếm tiền nhanh hơn? Đam mê, ý chí, nghị lực có vai trò như thế nào cho sự thành công trong khoa học?…
Đó là những điều bạn đọc
Tuổi Trẻ đặt ra với các nhà khoa học quốc tế trong buổi giao lưu trực tuyến có chủ đề “Nuôi dưỡng tình yêu khoa học”, do Báo Tuổi Trẻ và Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam tổ chức chiều 13-8 tại thành phố biển Quy Nhơn, Bình Định.
Cần ý chí, nghị lực và đam mê
Bạn đọc Minh Thụy (35 tuổi) cho rằng việc thổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho giới trẻ Việt Nam đang “có vấn đề”. Bạn lấy ví dụ cuộc thi Robocon, sau khi thi xong các đội vô địch “lặn mất tăm” hoặc chuyển qua làm kinh doanh chứ không tiếp tục theo con đường nghiên cứu.
Về điều này, TS Nguyễn Trọng Hiền cho rằng một bộ phận giới trẻ rất đam mê khoa học. Điều cần thiết là xã hội có tạo cơ hội cho họ tiếp tục sự đam mê ấy với những nghiên cứu khoa học hay không. Những người thắng các cuộc thi như Robocon là những tài năng đặc biệt, cần được xã hội trân trọng và tạo điều kiện cho họ có hướng phát triển lâu dài. Vì thiếu cơ hội nghiên cứu nên họ buộc phải chuyển sang những hướng khác chứ không phải thiếu đam mê khoa học.
Các khách mời đã giao lưu trực tuyến
GS George Fitzgerald Smoot - nhà vật lý học thiên văn kiêm vũ trụ học người Mỹ. Ông đoạt giải Nobel vật lý năm 2006.
GS Sheldon Lee Glashow – nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, đoạt giải Nobel vật lý năm 1979.
GS Rolf Heuer – tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN).
GS Phạm Quang Hưng - Đại học Virginia (Hoa Kỳ), đồng thời là GS danh dự của Đại học Huế.
TS Nguyễn Trọng Hiền - giám sát viên nhóm thiết bị thiên văn, chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu của phân ban vật lý thiên văn, thuộc Phòng thí nghiệm phản lực NASA.
|
Với câu hỏi “Có bao giờ (ông) muốn từ bỏ khoa học cơ bản để thực hiện các đề tài nghiên cứu tạo ra các lợi ích cụ thể, trước mắt, những nghiên cứu mang lại lợi nhuận nhiều hơn hay không?” của sinh viên Đậu Văn Bảo và Huỳnh Anh Tuấn, GS George Smoot chia sẻ có đôi lúc làm khoa học rất vất vả, cảm thấy khó khăn, có đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản nhưng “tình yêu và niềm đam mê sẽ giúp con người nhận rõ cái gì mình thật sự muốn làm”. GS Smoot cho biết ngoài thời gian dành cho khoa học, ông còn làm những công việc khác để giúp mình vượt qua lúc chán nản, khó khăn như xây dựng một học viện để đào tạo các bạn trẻ hay tham gia những sự kiện như hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 này.
GS Phạm Quang Hưng cho rằng môi trường, ý chí nghị lực và đam mê là các yếu tố quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh đất nước ta hiện thời thì có lẽ rất khó để thành công trong nghiên cứu khoa học dù đang cố tạo điều kiện để những người trẻ đam mê khoa học có thể thành công trong sự nghiệp.
Nữ giới cũng đam mê khoa học cơ bản
Chia sẻ với các nhà khoa học, bạn đọc Trần Thúy Vy cho biết cô hiện là sinh viên kinh tế đang theo học tại Singapore, dù đã học đến năm hai nhưng thật sự rất đam mê nghiên cứu vật lý. Tuy vậy, vì là nữ nên bố mẹ không cho Vy theo ngành này. Vy rất muốn biết về những cái hay của nghiên cứu vật lý cơ bản để có thể mạnh dạn bắt đầu trở lại con đường học vấn của mình.
GS Sheldon Lee Glashow chia sẻ trong trường ĐH của ông và của GS George Smoot có khoảng 20% sinh viên là nữ. Tại ĐH California ở Berkeley – nơi GS Glashow làm việc – có hai cựu trưởng khoa lý là nữ và theo các ông, các bạn nữ chứng tỏ họ rất giỏi. “Theo tôi, điều rất quan trọng là chúng ta cần có những nhà khoa học nữ vì nữ giới rất phù hợp trong một số ngành” – GS Rolf Heuer bổ sung.
Những điều thú vị
* Theo GS, học sinh, sinh viên Việt Nam có điều kiện, tố chất để tạo nên những bước ngoặt, thành tựu lớn trong nghiên cứu vật lý cơ bản hay không?
(Minh Lý, ĐH Bách khoa TP.HCM)
– GS Sheldon Lee Glashow: Có nhiều bạn hỏi tôi làm sao cháu có thể trở thành một nhà khoa học, tôi đã trả lời phải có chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ trang bị phòng thí nghiệm trong ĐH, phải có học bổng cho sinh viên, hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh để tiếp tục nghiên cứu. Những gì tôi nêu ở đây là những thứ tôi đã có được khi còn trẻ. Hiện những phòng thí nghiệm ở trường ĐH tại VN còn rất sơ sài.
* Theo tôi nghĩ, GS nghiên cứu khoa học không phải vì giải thưởng Nobel, nhưng từ khi ông được giải thưởng đến nay thì vai trò của giải thưởng đối với cuộc đời nghiên cứu khoa học của ông thế nào?
(Phạm Thường Quân, Củ Chi, TP.HCM)
- GS George Smoot: Trước khi có giải Nobel, tôi có hai công việc là nghiên cứu và giảng dạy. Giải Nobel được xem như là công việc thứ ba. Khi đoạt giải Nobel, tôi đi và gặp gỡ nhiều hơn, tham dự nhiều hội nghị… Ngoài ra, tôi trở thành một ví dụ điển hình cho thế hệ trẻ noi theo. Tôi tự nhận thấy mình có trách nhiệm động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn trẻ theo đuổi ngành khoa học vật lý.
* Xin TS Hiền cho biết một ngày làm việc của ông ở ban vật lý của NASA? Và lời khuyên cho các bạn trẻ Việt Nam muốn theo đuổi con đường thiên văn học như ông?
(Hà Phương Dung, 32 tuổi, nhatphuong…)
- TS Nguyễn Trọng Hiền: Có ngày tôi đi dạy, có ngày tôi đi họp để xét duyệt các đề án và tôi cũng góp phần trong công tác quản lý về nghiên cứu tại ban vật lý của NASA, nhưng công việc chính của tôi là chế tạo thiết bị thiên văn và phân tích dữ liệu cũng như thử nghiệm các thiết bị ấy. Và mỗi ngày thay đổi tùy theo tiến độ của công việc này.
Tôi khuyên các bạn trẻ hãy cứ trau dồi kiến thức và thực hiện những đam mê của mình. Còn các cơ hội sẽ đến muộn, nhưng một khi mình đã làm được điều mình yêu thích và có khả năng làm được điều mình thích thì thường sẽ làm được nhiều chuyện khác, không chỉ gói gọn trong vấn đề đó.
|
NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TR