17/11/2024

Sắp phải nhập than vẫn đòi giảm thuế xuất

Tập đoàn than khoáng sản VN (Vinacomin) lại vừa có văn bản kiến nghị giảm thuế xuất khẩu than, trong khi các chuyên gia đã cảnh báo ngay từ bây giờ phải lo chuyện nhập khẩu than.

 

Sắp phải nhập than vẫn đòi giảm thuế xuất

Tập đoàn than khoáng sản VN (Vinacomin) lại vừa có văn bản kiến nghị giảm thuế xuất khẩu than, trong khi các chuyên gia đã cảnh báo ngay từ bây giờ phải lo chuyện nhập khẩu than.

Sắp phải nhập than vẫn đòi giảm thuế xuất
Khó khăn của ngành than không chỉ do xuất khẩu giảm, mà còn do cơ cấu chủng loại than còn bất cập - Ảnh: M.Hà

Đây không phải là lần đầu tiên Vinacomin “cầu cứu” Chính phủ, xin giảm thuế khi xuất khẩu (XK) giảm, kinh doanh gặp khó khăn. Tháng 9.2012, cũng với lý do khó khăn, Vinacomin và Bộ Công thương đề xuất và được chấp thuận cho giảm thuế XK than từ 20% xuống chỉ còn 10%. Đến lần này, khi thuế XK vừa được điều chỉnh tăng từ 10% lên 13% (áp dụng từ đầu tháng 7.2013), Vinacomin lại tiếp tục xin giảm xuống 10%.

Không hợp lý

 

 
 

Khó tăng sản lượng

Ông Trần Viết Ngãi cho biết theo quyết định của Chính phủ, từ năm 2011 đến 2015 Vinacomin phải xây dựng được thêm 28 mỏ mới, mở rộng 61 mỏ cũ. Nếu xây dựng được 28 mỏ mới, bình quân sản lượng mỗi mỏ là 2 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác dự kiến là trên 50 triệu tấn/năm. Nhưng điều này khó thực hiện vì việc xây dựng một mỏ mới cần ít nhất 6 – 7 năm với số vốn đầu tư 300 – 400 triệu USD, 28 mỏ cần số vốn khoảng 10 tỉ USD. Nếu mở rộng 61 mỏ cũ sẽ tăng sản lượng mỗi mỏ bình quân từ 500.000 đến 1 triệu tấn/năm, mỗi mỏ cũng cần khoảng 3.000 – 4.000 tỉ đồng.

 

 

Vinacomin cho rằng, sau 2 tháng áp dụng thuế XK từ 10% lên 13%, sản lượng than XK đã giảm khoảng 2 triệu tấn so với sản lượng XK bình quân, lượng tồn kho tăng cao. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin, nói trước đó trung bình than xuất được 1,2 – 1,3 triệu tấn/tháng, trong 2 tháng qua chỉ xuất được hơn 200.000 tấn/tháng, do giá tăng nên khó cạnh tranh.

Trên thực tế, lượng than XK của Vinacomin sụt giảm do nhiều yếu tố, trong đó đáng kể là việc thị trường nhập khẩu than lớn nhất của VN là Trung Quốc yêu cầu nhập khẩu các loại than phẩm cấp tốt hơn. Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, khác với các năm trước đây, Trung Quốc đã không còn nhập loại than chất lượng thấp như than cám 6B, 7B, mà yêu cầu nhập than tốt như than cám 2, 3.

TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, nhìn nhận trước mắt việc giảm thuế XK có thể trợ lực cho Vinacomin thoát khỏi khó khăn trong ngắn hạn, nhưng đây không phải là định hướng ổn định và hợp lý. Mặt khác, việc dựa vào thuế XK thấp để tăng lượng XK cũng không hợp lý, vì theo ông Sơn, về cơ bản than là tài nguyên quý, nhà nước phải thu được phần thuế suất tương ứng. Nhiều nước cũng áp dụng chính sách đánh thuế cho tài nguyên rất cao.

Cần tính ngay việc nhập than

Hiện tại, theo ông Biên, ngành than vẫn đang thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, giảm dần sản lượng XK. Dự kiến năm 2014, ngành xuất khoảng 10 triệu tấn, năm 2015 còn khoảng 4 – 5 triệu tấn.

Theo quyết định của Chính phủ, từ năm 2011 đến năm 2015, Vinacomin phải đảm bảo sản xuất được 55 triệu tấn than sạch. Còn theo quy hoạch của tổng sơ đồ điện 7 thì từ nay đến năm 2020, ngành than phải sản xuất được 76 triệu tấn than sạch phục vụ các nhà máy nhiệt điện than. Ông Trần Viết Ngãi cho biết, hiện ngành than chỉ mới khai thác được 40 triệu tấn thì ít năm nữa phải có thêm 36 triệu tấn than sạch, vấn đề nhập khẩu than cần phải được đặt ra và có kế hoạch triển khai ngay từ bây giờ. Trong khi, việc xây dựng mỏ than mới và mở rộng các mỏ than hiện có cần thời gian dài (trung bình mất 6 – 7 năm để xây dựng mỏ mới) và chi phí cũng rất lớn. Đây là lý do theo nhiều chuyên gia, lượng than XK cần sớm được điều chỉnh giảm mạnh hơn theo với quy hoạch đã được duyệt.

Ông Nguyễn Thành Sơn nhận định, than cũng như mọi loại tài nguyên khác không thể tái tạo, chủ trương của Chính phủ tăng thuế XK, không khuyến khích XK tài nguyên, nguyên liệu thô là hợp lý. Chưa kể, dự kiến tới năm 2015 VN sẽ phải nhập khẩu than, việc thiếu than cho tiêu thụ trong nước, đặc biệt là sản xuất điện là điều cần tính tới. Với dự báo nhu cầu thị trường thế giới chưa thể sớm hồi phục và việc thị trường tiêu thụ lớn là Trung Quốc có khả năng giảm lượng nhập than phẩm cấp xấu, Vinacomin cần tính toán điều chỉnh lại sản lượng than XK dự kiến cho năm 2014 – 2015, từ đó cân đối lại tài chính của tập đoàn, không thể tiếp tục trông đợi vào XK. 

Mai Hà