22/01/2025

Hàng chục quốc gia nguy cơ vỡ nợ, nguyên nhân do đâu?

Hàng chục quốc gia nguy cơ vỡ nợ, nguyên nhân do đâu?

Hiện 54 nước nguy cơ vỡ nợ và khó tránh khỏi có nếu lãi suất tiếp tục tăng, các khoản vay trở nên tốn kém hơn và giá năng lượng, thực phẩm tăng.

 

 

 

Hàng chục quốc gia nguy cơ vỡ nợ, nguyên nhân do đâu? - ảnh 1
Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc Achim Steiner  UNDP

Tờ The Guardian ngày 11.11 đưa tin hơn 50 quốc gia đang nằm trong nguy cơ vỡ nợ và phá sản, trừ khi các nước giàu viện trợ khẩn cấp.

Cảnh báo được đưa ra bởi ông Achim Steiner, Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). Theo ông, các vấn đề như lạm phát, khủng hoảng năng lượng và lãi suất tăng đang tạo điều kiện khiến ngày càng nhiều quốc gia có nguy cơ vỡ nợ.

“Hiện có 54 nước trong danh sách của chúng tôi, và nếu có thêm những cú sốc như lãi suất tiếp tục tăng, các khoản vay trở nên tốn kém hơn, giá năng lượng, giá thực phẩm, hầu như điều không thể tránh được là chúng ta sẽ chứng kiến nhiều nền kinh tế này không thể chi trả”, ông lo ngại.

“Và điều đó tạo nên bối cảnh tàn khốc, hãy nhìn Sri Lanka với mọi hậu quả xã hội, kinh tế, chính trị kèm theo đó”, theo ông Steiner.

Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại thành phố Sharm El-Sheikh (Ai Cập), ông cho rằng bất cứ sự vỡ nợ nào như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề hơn nữa trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu.

Theo ông, nếu không có biện pháp giúp đỡ, các nước này sẽ không đủ khả năng đối phó khủng hoảng khí hậu. “Chúng ta cần bơm thanh khoản vào các nước để đầu tư vào chuyển giao năng lượng và thích ứng”, ông kêu gọi.

Ông cảnh báo rằng một số nước đang phát triển có nguy cơ từ bỏ đối thoại khí hậu của Liên Hiệp Quốc nếu chính phủ các nước phát triển không thực thi lời hứa chi 100 tỉ USD hằng năm giúp họ đối phó biến đổi khí hậu.

 

KHÁNHAN

TNO