23/01/2025

Khi các đảo quốc tận dụng cơ hội các nước lớn

Khi các đảo quốc tận dụng cơ hội các nước lớn

Nếu nội dung rò rỉ về thoả  thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon là đúng, thì điều đó làm sáng tỏ ý định của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở các đảo quốc nam Thái Bình Dương.

 

 

Nếu nội dung rò rỉ về thỏa thuận an ninh giữa Trung Quốc và quần đảo Solomon là đúng, thì điều đó làm sáng tỏ ý định của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng ở các đảo quốc nam Thái Bình Dương, trong đó có quần đảo Solomon. Qua đó cũng cho thấy các đảo quốc ở nam Thái Bình Dương sẵn sàng hợp tác với cả Trung Quốc lẫn phương Tây để cả hai phía đối phó lẫn nhau.

Khi các đảo quốc tận dụng cơ hội các nước lớn - ảnh 1
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong lần gặp vào năm 2019  REUTERS

Đối với Trung Quốc, nước này có thể xem thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon không khác gì với vô số quan hệ đối tác an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á.

Đối với quần đảo Solomon, nước này đang dùng lại cách thức của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Đó là sử dụng Trung Quốc để thúc ép Mỹ, Úc, New Zealand và thậm chí cả Nhật Bản để đầu tư nhiều hơn cho Solomon. Quốc đảo này vừa tìm kiếm nguồn đầu tư vừa “kết thân” với Trung Quốc để tạo áp lực cho các đối tác truyền thống – vốn muốn chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.

Thỏa thuận an ninh Solomon – Trung Quốc cũng là một biểu hiện cho thấy các quốc đảo nam Thái Bình Dương đang bị các đối tác truyền thống lãng quên. Vì thế, họ cần Úc, New Zealand, Mỹ và những nước khác củng cố hợp tác, đánh giá vị thế cao hơn khi hoạch định chính sách đối ngoại.

Trong tương lai, sự can dự ngoại giao thực chất, phối hợp và bền vững của Mỹ cùng các đồng minh với quần đảo Solomon, hay các đảo quốc khác ở nam Thái Bình Dương, sẽ rất cần thiết để đẩy lùi chiến lược của Trung Quốc trong việc định hình lại quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh trong khu vực.

 

PGS Stephen Robert Nagy

(Đại học Cơ đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật)

TNO