24/11/2024

6 triệu chứng đường ruột tiết lộ bạn có thể nhiễm Omicron BA.2

6 triệu chứng đường ruột tiết lộ bạn có thể nhiễm Omicron BA.2

Theo Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến chủng phụ của Omicron là BA.2. Đây là biến chủng “tàng hình”, có thể né xét nghiệm.

 

 

Theo Bộ Y tế SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm virus này cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố.

Đáng lưu ý, SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm.

Tăng tốc bao phủ mũi 3 vắc xin ứng phó biến thể phụ Omicron ‘tàng hình’ - ảnh 1
Thực hiện khuyến cáo 5K và bao phủ mũi 3 vắc xin Covid-19 ngăn ngừa lây lan do biến chủng “tàng hình”  ĐẬU TIẾN ĐẠT

Kết quả giám sát, giải trình tự gen virus từ mẫu bệnh phẩm các ca mắc Covid-19 trong nước gần đây cho thấy, đến thời điểm tuần đầu của tháng 3 năm nay, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM thay thế dần biến thể Delta.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện biến thể Omicron (biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%). Trong đó, biến thể BA.2 còn được gọi là biến thể tàng hình. Sau khi mắc BA.1 vẫn có thể tái nhiễm do BA.2, đặc biệt ở người chưa tiêm vắc xin Covid-19.

Tại TP.HCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gen.

Tăng tốc bao phủ mũi 3 vắc xin

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, vắc xin phòng Covid-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron.

Vừa qua, do tỷ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Vì vậy, việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 3 này.

“Tiêm mũi 3 rất quan trọng, đặc biệt là với biến chủng Omicron chủng BA.2 hiện nay. Mũi 3 làm giảm ca nặng, ca tử vong. Chúng tôi đánh giá rất cao một số địa phương đã tích cực đẩy nhanh tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ 100%”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ Y tế cho biết, theo ghi nhận kết quả triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 từ các địa phương, đơn vị. Đến hết ngày 10.3, cả nước đã tiêm được hơn 199 triệu liều vắc xin, hầu hết các địa phương đã cơ bản hoàn thành tiêm chủng 2 liều vắc xin cho người từ 12 tuổi trở lên và đang triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành tiếp tục rà soát và lập danh sách đối tượng từ 12 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ liều cơ bản để khẩn trương tiêm đủ liều vắc xin, đảm bảo độ bao phủ vắc xin.

Đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đến hết tháng 3 này phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.

Để ngăn chặn lây nhiễm của SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể BA.2 “tàng hình”, các chuyên gia y tế dự phòng tiếp tục khuyến cáo mỗi người cần nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K và tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Về nguyên tắc, khi xét nghiệm PCR mà tìm được vật liệu di truyền của virus này thì sẽ kết luận người đó dương tính SARS-CoV-2.

Các xét nghiệm xác định vật liệu di truyền dựa trên việc đoạn “mồi” của test bám vào được vị trí phù hợp của đoạn gen virus. Chủng SARS-CoV-2 BA.2 lại đột biến đoạn gen đúng tại điểm mà “đầu dò” của test cần phải bám vào để kích hoạt quá trình khuếch đại.

Việc “mồi’’ không bám vào được dẫn tới sự thất bại của phản ứng xét nghiệm để tìm virus, vì thế kết quả xét nghiệm trả ra là âm tính. Người nhiễm biến chủng BA.2 có thể test không bắt được nên được coi là “tàng hình”.

Vì vậy, các đơn vị xét nghiệm đã phải đổi đoạn “mồi”, đổi loại test để bắt được nó.

(TS – BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư)

 

LIÊN CHÂU

TNO