26/12/2024

Xăng có thể tăng 5.000 đồng/lít, Bộ Công thương kiến nghị giảm 50% thuế môi trường

Xăng có thể tăng 5.000 đồng/lít, Bộ Công thương kiến nghị giảm 50% thuế môi trường

Bộ Công thương kiến nghị giảm 50% so với mức thuế Bảo vệ môi trường với xăng, tức giảm 2.000 đồng/lít, nếu không giá xăng dầu có thể tăng 5.000 – 8.000 đồng/lít tại kỳ điều hành chiều 11.3.

 

 

 

Đó là nội dung đáng chú ý nhất vừa được Bộ Công thương đưa ra trong văn bản trả lời Bộ Tài chính theo đề nghị cho ý kiến với dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu mà Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo.

Xăng có thể tăng 5.000 đồng/lít, Bộ Công thương kiến nghị giảm 50% thuế môi trường - ảnh 1
Bộ Công thương lo ngại giá xăng sẽ tăng mạnh trong kỳ điều hành 11.3  NGỌC THẮNG

Trong khi đó, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng lên mức 142 – 158 USD/thùng (giá ngày 7.3), tăng 51 – 69 USD/thùng so với giá ngày đầu tháng 1.

Theo Bộ Công thương, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã lên mức 125,68 USD/thùng đối với dầu WTI và dầu Brent là 130,53 USD/thùng (ngày 9.3) và vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Điều này sẽ tác động lớn đến giá xăng dầu thành phẩm trong nước, đẩy giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 11.3 có thể tăng 5.000 – 8.000 đồng/lít/kg tùy loại (tương đương tăng từ 27 – 44%) so với giá xăng dầu đầu năm 2022, làm ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng CPI chung của cả nước năm nay.

Trong khi đó, công cụ quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn nhiều, hiện còn khoảng 620 tỉ đồng, quỹ bình ổn tại nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đang ở mức âm.

Với mức giảm này, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ ethanol) sẽ giảm 2.000 đồng/lít, dầu diesel là 1.000 đồng/lít, dầu hỏa là 500 đồng/lít, dầu ma zút là 1.000 đồng/kg, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít và đối với mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg.Để có dư địa điều hành, bình ổn giá xăng dầu trong nước trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng mạnh ảnh hưởng đến giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trong nước, tác động bất lợi đến đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu phục hồi tổng thể nền kinh tế sau đại dịch…, Bộ Công thương kiến nghị giảm thuế Bảo vệ môi trường ở mức cao hơn tại dự thảo nghị quyết, cụ thể giảm 50% so với mức thuế bảo vệ môi trường hiện tại đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu.

“Bộ Công thương kiến nghị giảm thuế Bảo vệ môi trường ở mức cao hơn tại dự thảo nghị quyết, cụ thể: giảm 50% so với mức thuế bảo vệ môi trường hiện tại đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ ethanol) là 2.000 đồng/lít, đối với dầu diesel là 1.000 đồng/lít, đối với dầu hỏa là 500 đồng/lít, đối với dầu mazút là 1.000 đồng/kg, đối với dầu nhờn là 1.000 đồng/lít và đối với mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg”, văn bản của Bộ Công thương nêu.

Hôm 3.3, tại họp báo Chính phủ, nói về dự thảo này, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho hay để chuẩn bị trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh thuế Bảo vệ môi trường với xăng dầu, Bộ Tài chính đề xuất giảm 1.000 đồng với mỗi lít xăng và 500 đồng với mỗi lít dầu diesel, mazút và dầu hoả. Riêng với nhiên liệu bay thì do đã giảm từ 2021 nên Bộ Tài chính không đề xuất.

Ông Chi thông tin, theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức đề xuất này, nếu được thông qua, và dự kiến áp dụng từ ngày 1.4, giá xăng sẽ có cơ hội để giảm giá khoảng 1.100 đồng/lít, trong khi mức giảm giá của các loại dầu là 550 đồng/lít.

CHÍ HIẾU

TNO