25/12/2024

Thầy trò hào hứng làm thí nghiệm… trực tuyến

Thầy trò hào hứng làm thí nghiệm… trực tuyến

Tại hội nghị Thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL ở Kiên Giang vào ngày 6-3, Thủ tướng nhắc trong quy hoạch vùng ĐBSCL vừa phê duyệt thì tỉ trọng nông nghiệp chỉ chiếm dưới 20% GDP, chưa bằng 50% dịch vụ.

 

 

Miền Tây không chỉ trông vào nông nghiệp - Ảnh 1.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ – Ảnh: C.Q.

Loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phải xác định trọng tâm, trọng điểm… Dàn trải, manh mún, chia cắt thì không ra gì cả. Đầu tư công bao giờ cũng chậm chạp, đầu nhiệm kỳ thì thong thả, cuối nhiệm kỳ thì vất vả do không xác định trọng tâm trọng điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Dưới sự chủ trì hội nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBSCL còn hàng loạt nút thắt được bộ trưởng Bộ NN&PTNT và các lãnh đạo địa phương nêu ra.

Nhiều nút thắt cần tiếp tục tháo gỡ

Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã nêu ra những nút thắt, mà theo ông, nếu không được giải quyết thỏa đáng thì dù hạ tầng được đầu tư như thế nào cũng khó và chậm cải thiện được tình hình mất cân đối cung cầu.

Đó là hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học bị suy kiệt sau thời gian dài lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặt ra thách thức lớn với định hướng tiến đến một nền nông nghiệp xanh.

Đó là tư duy theo mùa vụ của người nông dân và tầm nhìn theo thương vụ của doanh nghiệp vô tình gây trở ngại cho mục tiêu liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ.

Đó là vùng nguyên liệu cây ăn trái, thủy sản, lúa gạo tương đồng, phân tán khiến công tác quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại nông sản gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Tiến Hải, bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cũng cho biết qua tham khảo lãnh đạo các địa phương trong vùng, thấy việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đều vướng vào hai vấn đề nhân lực và hạ tầng mà ông cho rằng “dù thời gian qua trung ương đã có nhiều quan tâm, nhiều địa phương đã rất nỗ lực, nhưng hai vấn đề này vẫn là khâu yếu, vẫn là vùng trũng”.

Ông Nghiêm Xuân Thành – bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang – đề nghị cần tiếp tục quan tâm tới phát triển hạ tầng giao thông. Chính phủ có quan tâm nhưng nguồn lực ngân sách có hạn, vì vậy ông đề xuất “cần tháo gỡ cơ chế để hợp tác công – tư, BOT ở ĐBSCL nhiều hơn, nhất là phát hành trái phiếu địa phương để các địa phương chủ động hơn”.

Phát triển mô hình Phú Quốc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm “muốn nông nghiệp phát triển được thì phải có công nghiệp, phải có dịch vụ.

Trong quy hoạch vùng ĐBSCL vừa phê duyệt, trong cơ cấu tỉ trọng phát triển ĐBSCL đã chỉ ra rất rõ nông nghiệp chỉ chiếm dưới 20% GDP, công nghiệp 32%, dịch vụ 46%”, Thủ tướng lưu ý.

Về phát triển ĐBSCL trong thời gian tới, Thủ tướng dẫn chứng thực tế đã có mô hình rất hay từ Phú Quốc. Chỉ chiếm 0,18% diện tích cả nước, 10 năm trước còn hoang sơ, nhưng chỉ cần có tư tưởng đột phá xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch quốc tế thì đã làm được hạ tầng như sân bay, đầu tư điện và nước ngọt.

Khi có những hạ tầng này, các nhà đầu tư tự tìm đến. Thủ tướng nhấn mạnh nếu so với tổng đầu tư của tư nhân ở đây thì tổng vốn đầu tư của Nhà nước không đáng bao nhiêu, và “đây là bài toán cần nhân rộng ra”.

Thủ tướng nêu 28 chữ gồm: “Tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, chủ động thích ứng, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công tư, đời sống chất lượng” và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tại hội nghị trong tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận vấn đề phát triển ĐBSCL đều phải tập trung vào nội dung này.

Thủ tướng cũng lưu ý loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại; phải xác định trọng tâm, trọng điểm, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư. Ông nhấn mạnh “dàn trải, manh mún, chia cắt thì không ra gì cả”.

“Đầu tư công bao giờ cũng chậm chạp, đầu nhiệm kỳ thì thong thả, cuối nhiệm kỳ thì vất vả do không xác định trọng tâm trọng điểm” – Thủ tướng lưu y. Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành phải đồng hành với các tỉnh ĐBSCL, ngay sau hội nghị phải tính toán chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phát triển ĐBSCL.

Sẽ có văn phòng điều phối nông nghiệp vùng ĐBSCL

Nong nghiep 1 7(Read-Only)

Đại biểu tham quan sản phẩm OCCOP của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL trưng bày bên lề hội nghị – Ảnh: C.QUỐC

Ông Lê Hồng Quang, bí thư Tỉnh ủy An Giang, kiến nghị Chính phủ ban hành quỹ bình ổn giá đối với sản phẩm lúa gạo và cá tra. Ông Quang cũng đề xuất sớm có giải pháp bình ổn giá vật tư, nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thông tin sắp tới bộ này sẽ khai trương văn phòng điều phối nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ để hỗ trợ điều phối công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hóa vùng nguyên liệu; kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; hỗ trợ nâng cao chất lượng hợp tác xã, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

Ngoài ra còn điều phối vận hành các công trình thủy lợi; hỗ trợ chuyển đổi số nông nghiệp cấp vùng; hỗ trợ điều phối các dự án tài trợ quốc tế có tính liên tỉnh…

CHÍ QUỐC – CHÍ CÔNG
TTO