23/01/2025

Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Thuỵ Sĩ phát triển mạnh mẽ

Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Thuỵ Sĩ phát triển mạnh mẽ

Báo cáo “SYNC Southeast Asia” mô tả Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về chuyển đổi số ở châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những quốc gia có màn thể hiện xuất sắc nhất tại khu vực này.

 

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ bùng nổ nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

Theo báo cáo “SYNC Southeast Asia”, Việt Nam dự kiến sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026 – Ảnh minh họa: BOARDING1NOW

Ngày 25-11, trang Fibre2fashion dẫn một báo cáo nghiên cứu cho biết Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (GMV) đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.

Thông tin này được đưa ra trong báo cáo hằng năm “SYNC Southeast Asia” (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ).

Báo cáo cho biết Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy các thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Báo cáo đã khảo sát khoảng 16.700 người dùng kỹ thuật số và hơn 20 nhân viên cấp cao ở 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 3.579 người tham gia khảo sát đến từ Việt Nam.

Nghiên cứu mô tả Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về chuyển đổi kỹ thuật số ở châu Á – Thái Bình Dương và Việt Nam là một trong những quốc gia có màn thể hiện xuất sắc nhất.

Tại Việt Nam, cứ 10 người tiêu dùng sẽ có 7 người truy cập kỹ thuật số. Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số vào cuối năm 2021.

Số danh mục hàng hóa được người mua sắm trực tuyến Việt Nam mua trong năm nay đã tăng 50% so với năm 2020, trong khi số lượng cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ đó tổng doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc tăng gấp 1,5 lần.

Khoảng 49% người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua dựa trên những xem xét đối với các ưu đãi về giá (45%), chất lượng sản phẩm (34%) và sự sẵn có của hàng hóa (33%).

Lần đầu tiên, việc thanh toán bằng tiền mặt có nguy cơ bị “truất ngôi” với mức giảm đáng kể từ 60% (năm 2020) xuống còn 42% (năm 2021). Tính an toàn, quyền riêng tư và phí dịch vụ là ba mối quan tâm chính của người tiêu dùng Việt Nam khi xem xét các loại hình thanh toán này.

Năm 2021, người Việt Nam dành phần lớn thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, xem video, mua sắm trực tuyến và gửi thư điện tử (email). Người Việt Nam đã sử dụng 72% thời gian của mình cho các hoạt động tại nhà thay vì ra ngoài.

BÌNH AN
TTO