Với hơn 77% cử tri ủng hộ việc hủy bỏ
quy định cấm phá thai, kết quả cuộc trưng cầu dân ý vô hiệu hóa luật này vốn được áp dụng từ năm 1865 ở San Marino. Ở khắp châu Âu, sau cuộc trưng cầu dân ý ở San Marino, thì chỉ còn mỗi Malta, cũng lại một quốc gia rất nhỏ, duy trì luật cấm phá thai bất kể với lý do gì.
Ở các nền dân chủ cấp tiến, chuyện giữ thai hay phá thai được công nhận thuộc quyền tự quyết của người phụ nữ và thuộc diện các quyền cơ bản của phụ nữ. Dùng luật pháp để cấm phá thai và hình sự hóa việc phá thai bị xem là phi dân chủ, không bình đẳng giới và thậm chí cả
vi phạm quyền con người.
Điều bi hài ở San Marino là quốc gia nhỏ bé này nằm trọn trong lãnh thổ của Ý, mà luật pháp ở Ý không cấm phụ nữ phá thai. Nên thực tế, điều luật trên ở San Marino rất không hiệu quả, khi phụ nữ San Marino chỉ cần ra khỏi biên giới San Marino là có thể đến được
bệnh viện phá thai. Tuy chỉ có hơn 35.000 dân, nhưng San Marino lại được coi là nước cộng hòa lâu đời nhất trên
thế giới: ra đời năm 301 sau Công nguyên.
Cuộc cách mạng lớn này không những chỉ làm rung chuyển đất nước nhỏ mà còn gia tăng áp lực đối với Malta và thúc đẩy xu hướng bùng phát những cuộc cách mạng tương tự ở những nơi khác vẫn áp dụng luật cấm phá thai.
PHẠM LỮ
TNO