23/01/2025

Các mối nguy “ký sinh” Covid-19

Các mối nguy “ký sinh” Covid-19

Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 “tiếp tay” cho một số bệnh nguy hiểm khác bùng phát trở lại và gây ảnh hưởng những chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa trẻ em ở Pakistan /// Ảnh: The New Humanitarian
Bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa trẻ em ở Pakistan ẢNH: THE NEW HUMANITARIAN
Cơ quan y tế hạt Collin thuộc bang Texas (Mỹ) mới đây ra thông báo 2 cơ sở y tế địa phương đã ghi nhận 9 ca nhiễm một loại nấm khó trị có tên Candida auris, theo Đài CBS. Trong đó có 1 ca tử vong sau khi kháng nhiều phương thuốc điều trị và 3 ca tử vong sau khi kháng thuốc chống nấm echinocandin. Candida auris gây nguy hiểm cho bệnh nhân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dễ gây chết người nhất khi xâm nhập vào máu, tim hoặc não.
Thông báo được đưa ra 1 ngày sau khi giới chức Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay từ tháng 1 – 4, họ phát hiện 22 ca nhiễm Candida auris, trong đó có 2 ca tử vong, tại 2 bệnh viện ở TP.Dallas, cũng thuộc Texas và có một phần nằm trong hạt Collin, theo AP.
Ngoài Dallas, CDC phát hiện 101 ca nhiễm nấm Candida auris tại một viện dưỡng lão ở thủ đô Washington D.C. Trong đó có 3 ca kháng cả 3 loại thuốc chống nấm và 1 ca trong số đó đã tử vong. Đợt bùng phát mới tại các bệnh viện nói trên do Candida auris lây lan qua tiếp xúc giữa các bệnh nhân hoặc với các bề mặt nhiễm khuẩn. Các bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhận định tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ dành cho nhân viên y tế trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các cơ hội cho bệnh nấm Candida auris lây lan, theo tờ The New York Times.

Mỹ dần bắt buộc tiêm vắc xin

Trước tình hình đà tiêm vắc xin Covid-19 chậm lại và biến chủng Delta lây lan mạnh, nhiều nơi tại Mỹ bắt đầu bắt buộc tiêm vắc xin. Thống đốc bang California Gavin Newsom ra quy định toàn bộ nhân viên y tế và nhân viên chính quyền phải trình chứng nhận đã tiêm vắc xin để có thể làm việc. Những người không tiêm sẽ phải xét nghiệm ít nhất 1 lần/tuần và phải đeo khẩu trang.
Theo AP, quy định sẽ bắt đầu từ tháng 8 và áp dụng cho 246.000 nhân viên chính quyền cùng ít nhất 2 triệu nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực công và tư. TP.New York cũng ra quy định tương tự, áp dụng cho nhân viên chính quyền, giáo viên và cảnh sát. Tuần trước, New York đã thông qua quy định bắt buộc toàn bộ nhân viên bệnh viện công phải tiêm vắc xin. Trong khi đó, Bộ Cựu chiến binh Mỹ cũng vừa trở thành cơ quan liên bang đầu tiên ra quy định toàn bộ bác sĩ và nhân viên y tế trực thuộc bộ này phải tiêm vắc xin Covid-19.
Vi Trân

Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng nấm Mucormycosis, hay còn gọi là nhiễm nấm đen, bùng phát mạnh trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ, đặc biệt tấn công những bệnh nhân Covid-19 sau khi hồi phục, theo AFP. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy máu mũi, sưng và đau mắt, sụp mí mắt, mắt mờ và cuối cùng là mất thị lực.

Trước đại dịch, trung bình mỗi năm Ấn Độ chỉ xử lý khoảng 20 ca nhiễm nấm đen. Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ hôm 20.7 cho hay nước này ghi nhận hơn 45.000 ca nhiễm nấm đen trong 2 tháng qua, với 4.200 ca tử vong, theo AFP.
Các chuyên gia cho rằng số ca bệnh nấm đen gia tăng gần đây là do lạm dụng thuốc steroid để điều trị Covid-19. Hồi tháng 5, chính phủ Ấn Độ tuyên bố bệnh nhiễm nấm đen là một dịch bệnh khi số ca nhiễm tăng cao và trên mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập những lời cầu xin thuốc để điều trị bệnh này.
Dịch bệnh Covid-19 cũng bị cho là gây tổn hại cho chiến dịch phòng chống những bệnh truyền nhiễm khác, như lao và sởi. Hồi tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo số người được điều trị bệnh lao trên toàn cầu đã giảm hơn 1 triệu, đẩy cuộc chiến chống bệnh này lùi lại hơn một thập niên, theo chuyên san Nature.
WHO ước tính trong năm ngoái có thể đã có thêm hơn 500.000 bệnh nhân lao qua đời do ảnh hưởng của đại dịch. Cũng theo Nature, bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa các trẻ em ở Pakistan và khu vực rộng hơn. Pakistan hiện nằm trong 5 quốc gia có số lượng trẻ em không được tiêm chủng vắc xin sởi cao nhất trong năm 2021 nên có số ca bệnh sởi cao nhất, cùng với Yemen, Tanzania, Ấn Độ và Nigeria.
Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 “tiếp tay” cho một số bệnh nguy hiểm khác bùng phát trở lại và gây ảnh hưởng những chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa trẻ em ở Pakistan /// Ảnh: The New Humanitarian
Bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa trẻ em ở Pakistan ẢNH: THE NEW HUMANITARIAN
Cơ quan y tế hạt Collin thuộc bang Texas (Mỹ) mới đây ra thông báo 2 cơ sở y tế địa phương đã ghi nhận 9 ca nhiễm một loại nấm khó trị có tên Candida auris, theo Đài CBS. Trong đó có 1 ca tử vong sau khi kháng nhiều phương thuốc điều trị và 3 ca tử vong sau khi kháng thuốc chống nấm echinocandin. Candida auris gây nguy hiểm cho bệnh nhân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dễ gây chết người nhất khi xâm nhập vào máu, tim hoặc não.
Thông báo được đưa ra 1 ngày sau khi giới chức Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay từ tháng 1 – 4, họ phát hiện 22 ca nhiễm Candida auris, trong đó có 2 ca tử vong, tại 2 bệnh viện ở TP.Dallas, cũng thuộc Texas và có một phần nằm trong hạt Collin, theo AP.
Ngoài Dallas, CDC phát hiện 101 ca nhiễm nấm Candida auris tại một viện dưỡng lão ở thủ đô Washington D.C. Trong đó có 3 ca kháng cả 3 loại thuốc chống nấm và 1 ca trong số đó đã tử vong. Đợt bùng phát mới tại các bệnh viện nói trên do Candida auris lây lan qua tiếp xúc giữa các bệnh nhân hoặc với các bề mặt nhiễm khuẩn. Các bác sĩ bệnh truyền nhiễm nhận định tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ dành cho nhân viên y tế trong những tháng đầu của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các cơ hội cho bệnh nấm Candida auris lây lan, theo tờ The New York Times.

Mỹ dần bắt buộc tiêm vắc xin

Trước tình hình đà tiêm vắc xin Covid-19 chậm lại và biến chủng Delta lây lan mạnh, nhiều nơi tại Mỹ bắt đầu bắt buộc tiêm vắc xin. Thống đốc bang California Gavin Newsom ra quy định toàn bộ nhân viên y tế và nhân viên chính quyền phải trình chứng nhận đã tiêm vắc xin để có thể làm việc. Những người không tiêm sẽ phải xét nghiệm ít nhất 1 lần/tuần và phải đeo khẩu trang.
Theo AP, quy định sẽ bắt đầu từ tháng 8 và áp dụng cho 246.000 nhân viên chính quyền cùng ít nhất 2 triệu nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực công và tư. TP.New York cũng ra quy định tương tự, áp dụng cho nhân viên chính quyền, giáo viên và cảnh sát. Tuần trước, New York đã thông qua quy định bắt buộc toàn bộ nhân viên bệnh viện công phải tiêm vắc xin. Trong khi đó, Bộ Cựu chiến binh Mỹ cũng vừa trở thành cơ quan liên bang đầu tiên ra quy định toàn bộ bác sĩ và nhân viên y tế trực thuộc bộ này phải tiêm vắc xin Covid-19.
Vi Trân

Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng nấm Mucormycosis, hay còn gọi là nhiễm nấm đen, bùng phát mạnh trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành ở Ấn Độ, đặc biệt tấn công những bệnh nhân Covid-19 sau khi hồi phục, theo AFP. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy máu mũi, sưng và đau mắt, sụp mí mắt, mắt mờ và cuối cùng là mất thị lực.

Trước đại dịch, trung bình mỗi năm Ấn Độ chỉ xử lý khoảng 20 ca nhiễm nấm đen. Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ hôm 20.7 cho hay nước này ghi nhận hơn 45.000 ca nhiễm nấm đen trong 2 tháng qua, với 4.200 ca tử vong, theo AFP.
Các chuyên gia cho rằng số ca bệnh nấm đen gia tăng gần đây là do lạm dụng thuốc steroid để điều trị Covid-19. Hồi tháng 5, chính phủ Ấn Độ tuyên bố bệnh nhiễm nấm đen là một dịch bệnh khi số ca nhiễm tăng cao và trên mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập những lời cầu xin thuốc để điều trị bệnh này.
Dịch bệnh Covid-19 cũng bị cho là gây tổn hại cho chiến dịch phòng chống những bệnh truyền nhiễm khác, như lao và sởi. Hồi tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo số người được điều trị bệnh lao trên toàn cầu đã giảm hơn 1 triệu, đẩy cuộc chiến chống bệnh này lùi lại hơn một thập niên, theo chuyên san Nature.
WHO ước tính trong năm ngoái có thể đã có thêm hơn 500.000 bệnh nhân lao qua đời do ảnh hưởng của đại dịch. Cũng theo Nature, bệnh sởi bùng phát trở lại trong thời đại dịch Covid-19 đang đe dọa các trẻ em ở Pakistan và khu vực rộng hơn. Pakistan hiện nằm trong 5 quốc gia có số lượng trẻ em không được tiêm chủng vắc xin sởi cao nhất trong năm 2021 nên có số ca bệnh sởi cao nhất, cùng với Yemen, Tanzania, Ấn Độ và Nigeria.
VĂN KHOA
TNO