23/01/2025

Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ

Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ

Tăng huyết áp, còn được gọi là huyết áp cao, rất phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hàng chục triệu người Mỹ mắc phải căn bệnh này.
Tập thể dục, giảm cân, giảm lượng natri, bỏ hút thuốc... là một số trong những cách có thể ngăn ngừa huyết áp tăng /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Tập thể dục, giảm cân, giảm lượng natri, bỏ hút thuốc… là một số trong những cách có thể ngăn ngừa huyết áp tăng  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thật không may, nó cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim và đột quỵ, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Mỹ.
Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để không chỉ ngăn huyết áp tăng vọt ngay từ đầu mà còn giảm huyết áp vốn đã cao, theo Eat This, Not That!

1. Tăng huyết áp là gì?

Tiến sĩ Darren P. Mareiniss, trợ lý Giáo sư về Y học Cấp cứu Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel – Đại học Thomas Jefferson (Mỹ), giải thích: Tăng huyết áp được định nghĩa là huyết áp tăng cao. Mặc dù nó có vẻ vô hại nhưng về lâu dài, tăng huyết áp có thể góp phần gây ra các bệnh tim mạch, thần kinh và thận đáng kể.

2. Huyết áp cao được chẩn đoán như thế nào?

Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ - ảnh 1

Đo huyết áp SHUTTERTOCK

Hiệp hội Tim mạch Mỹ có một hệ thống phân loại về huyết áp: Tăng huyết áp giai đoạn I là huyết áp tâm thu 130-139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 và cao huyết áp giai đoạn II là huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc tâm trương từ 90 trở lên.
“Chẩn đoán thường được thực hiện với các báo cáo lặp đi lặp lại về huyết áp cao trên mức bình thường, cấp cứu tăng huyết áp (huyết áp tăng với tổn thương cơ quan cuối), tăng huyết áp với tăng huyết áp liên quan đến tổn thương cơ quan cuối hoặc một đợt tăng huyết áp nặng không triệu chứng (huyết áp tâm thu > 180 hoặc huyết áp tâm trương > 120)”, tiến sĩ Mareiniss giải thích, theo Eat This, Not That!

3. Nguyên nhân tăng huyết áp?

Tăng huyết áp thứ phát là do các tình trạng bệnh lý mạn tính hoặc do thuốc, bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp/tuyến thượng thận, bệnh thận, hội chứng Cushing, co thắt động mạch chủ.
Tăng huyết áp nguyên phát – trước đây được gọi là tăng huyết áp cơ bản – là loại phổ biến nhất và có thể phòng ngừa được nhất. Tiến sĩ Mareiniss cho biết: Nguyên nhân là do nhiều yếu tố và bao gồm khuynh hướng di truyền và yếu tố môi trường. Mặc dù nguyên nhân chính xác không rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ:
Tuổi tác: “Tuổi cao có liên quan đến việc tăng huyết áp, thường là áp suất tâm thu”, tiến sĩ Mareiniss nói.
Béo phì: Chỉ số BMI cao có thể khiến bạn dễ bị huyết áp cao.
Tiền sử gia đình bị tăng huyết áp: Huyết áp cao có thể do gia đình mắc phải. Tiến sĩ Mareiniss tiết lộ: “Tăng huyết áp phổ biến gấp đôi ở những người có một hoặc hai cha mẹ bị cao huyết áp”.
Chủng tộc: Theo tiến sĩ Mareiniss, một số nhóm dễ bị tăng huyết áp hơn những nhóm khác, bao gồm cả cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
Chế độ ăn nhiều natri: Lượng natri dư thừa, “hơn 3g natri clorua mỗi ngày”, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Uống rượu quá mức, sử dụng ma túy bất hợp pháp và hút thuốc: Các thói quen xấu bao gồm sử dụng rượu và ma túy quá mức cũng như hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Căng thẳng: Căng thẳng có thể tạm thời làm tăng huyết áp.
Không vận động: Không tập thể dục có thể khiến bạn có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp, tiến sĩ Mareiniss cho biết.

4. Thói quen cần bỏ để tránh tăng huyết áp

Tiến sĩ Mareiniss khuyến cáo mạnh mẽ bất cứ ai muốn tránh huyết áp cao nên kiểm soát tất cả các yếu tố trên. Ông nói: “Thay đổi lối sống có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa tăng huyết áp”.
Tập thể dục, giảm cân, giảm lượng natri, bỏ hút thuốc, tăng cường thực phẩm giàu kali (trừ khi bị bệnh thận hoặc thuốc cụ thể chống chỉ định), và thậm chí cả chế độ ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn, theo Eat This, Not That!
KHUÊ NGUYỄN
TNO