22/01/2025

NATO – Nga ‘so kè’ trên biển Đen

NATO – Nga ‘so kè’ trên biển Đen

Căng thẳng ở biển Đen giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga tiếp tục tăng cao trong bối cảnh hai bên liên tục thách thức giới hạn của nhau.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ross cập cảng Odessa, Ukraine để tham gia tập trận Sea Breeze /// Ảnh: Reuters
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Ross cập cảng Odessa, Ukraine để tham gia tập trận Sea Breeze ẢNH: REUTERS
NATO và Ukraine vừa bắt đầu cuộc tập trận thường niên Sea Breeze mở rộng ở Biển Đen vào ngày 28.6 (giờ địa phương), theo Reuters. Hoạt động dự kiến diễn ra trong 2 tuần, có sự tham gia của 32 quốc gia từ 6 châu lục với 5.000 binh sĩ, 32 tàu, 40 máy bay và 18 lực lượng đặc biệt. Trong cuộc tập trận do Mỹ và Ukraine đồng chủ trì, Washington điều động tàu khu trục USS Ross tham gia để thể hiện cam kết của mình với Kiev.

Moscow doạ ném bom

Sau nhiều lần kêu gọi các bên hủy bỏ tập trận nhưng không thành công, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Hạm đội Biển Đen sẽ theo dõi sát các hoạt động của cuộc diễn tập này. Hôm qua, Hãng thông tấn Interfax của Nga cũng đưa tin Moscow đã kiểm tra mức độ sẵn sàng của các hệ thống phòng không ở Crimea. Nga cũng đã dọa ném bom tàu nước ngoài nếu các tàu này có hành động khiêu khích ở biển Đen.
Các động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – NATO tăng cao sau sự cố của tàu Anh HMS Defender tại vùng biển gần mũi Fiolent ở Crimea. Ngày 23.6, Moscow thông báo đã cho tàu tuần tra nổ súng và máy bay ném bom vào đường đi của HMS Defender vì tàu này bị cho là đi vào lãnh hải Nga 3 km và phớt lờ cảnh báo.
Tuy nhiên, Anh bác bỏ thông tin của Nga. Theo London, phía Nga không nổ súng và cũng không thả bom vào đường đi của HMS Defender, dù hơn 20 máy bay Nga lượn lờ phía trên. Thủ tướng Anh Boris Johnson sau đó khẳng định tàu HMS Defender tuân thủ luật pháp quốc tế. Khi sự cố xảy ra, tàu đang ở vùng biển của Ukraine và đi từ cảng Odessa (Ukraine) đến cảng Batumi (Georgia), theo ông Johnson.

Bước đi táo bạo của Anh

Giới quan sát cho rằng sự cố ở vùng biển Crimea cho thấy Nga đang cố thiết lập và duy trì “lằn ranh đỏ” của mình. Nga xem đây là vùng biển của mình sau khi sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, trong khi phương Tây coi Crimea vẫn là một phần của Ukraine và bác bỏ tuyên bố của Moscow. Gần đây, Ukraine tiếp tục thúc đẩy tiến trình gia nhập NATO, thách thức một “lằn ranh đỏ” khác của Nga.

Mỹ cảnh cáo Nga không chặn viện trợ vào Syria

Hãng AFP ngày 29.6 đưa tin giới chức Mỹ cảnh cáo rằng Nga không nên sử dụng quyền phủ quyết tại LHQ để đóng cửa khẩu biên giới duy nhất cung cấp viện trợ cho Syria. Đại diện các nước trong liên minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) họp tại Rome (Ý) ngày 28.6 và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh rằng cần đẩy mạnh viện trợ xuyên biên giới giúp hàng triệu người Syria đang cần thực phẩm, thuốc men, vắc xin Covid-19.
Dự kiến cửa khẩu Bab al-Hawa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ đóng vào ngày 10.7 nếu LHQ không gia hạn thêm 1 năm, trong khi Nga không loại trừ khả năng dùng quyền phủ quyết để phản đối việc gia hạn.
Khánh An

Về phần mình, hành động của Anh nằm trong Chiến lược biển Đen do NATO xây dựng sau năm 2014. Theo đó, hải quân thành viên NATO sẽ luân phiên hiện diện trong khu vực. NATO cũng tổ chức các cuộc tập trận chung kéo dài gần như quanh năm với sự hợp tác của Ukraine và Georgia. Tất cả động thái này nhằm thể hiện không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, các nhà quan sát cũng chỉ ra sự bất thường trong vụ việc của HMS Defender. Dù NATO thường xuyên lên án Nga về Crimea, chưa thành viên NATO nào, ngay cả Mỹ, đưa tàu chiến đến gần bán đảo này để bác bỏ tuyên bố của Moscow, theo The Economist. Bước đi của Anh rất táo bạo, nhưng đầy rủi ro vì Nga có sự hiện diện quân sự lớn ở Crimea, bao gồm các hệ thống tên lửa, phòng không và gây nhiễu tiên tiến.
Việc Anh sẵn sàng chấp nhận rủi ro cho thấy quan hệ căng thẳng giữa London và Moscow. Anh cũng đang huấn luyện và hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Và ngày 22.6, chỉ 1 ngày trước khi sự cố trên xảy ra, quan chức Anh và Ukraine đã gặp nhau trên tàu HMS Defender để thông qua thỏa thuận về việc bán tàu tuần tra và xây dựng căn cứ hải quân cho Kiev. Ngoài ra, Anh cũng đang cố thể hiện vai trò mới của mình trên trường quốc tế theo chính sách “Nước Anh toàn cầu” sau Brexit. Theo đó, Anh là một thành viên tích cực trong liên minh do Mỹ dẫn đầu để khẳng định lại vai trò toàn cầu của phương Tây.
ÐÔNG A
TNO