22/12/2024

Ấn Độ “tấn công” Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc

Ấn Độ “tấn công” Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc

Ấn Độ đã đạt bước tiến trong việc đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ chung quan điểm địa chính trị với Hy Lạp, một cầu nối với châu Âu trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường của Trung Quốc.
Cosco của Trung Quốc đã mua phần lớn cổ phần trong cảng Piraeus (Hy Lạp) /// China Daily
Cosco của Trung Quốc đã mua phần lớn cổ phần trong cảng Piraeus (Hy Lạp) CHINA DAILY
Ngày 27.6, tờ Times of India đưa tin trong chuyến công du châu Âu, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar vừa đạt được thỏa thuận quan trọng với người đồng cấp Hy Lạp Nikon Dendias vào cuối tuần qua.

Cầu nối bị lung lay

Từ ngày 25.6, Ngoại trưởng S Jaishankar bắt đầu chuyến công du đến Ý và Hy Lạp. Tại Hy Lạp, ông đã thảo luận về “thực tế địa chính trị và địa kinh tế, bao gồm cả Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific)”. Theo đó, hai bên thừa nhận “sự hội tụ” về tầm nhìn của nhau về một Indo-Pacific tự do, rộng mở… để đảm bảo kết nối và phát triển cho khu vực. Thời gian qua, tầm nhìn Indo-Pacific là định hướng quan trọng trong chiến lược của Ấn Độ để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ấn Độ điều thêm 50.000 quân lên biên giới

Bloomberg ngày 28.6 dẫn lời 4 nguồn tin cho biết Ấn Độ đã triển khai thêm ít nhất 50.000 binh sĩ cùng phi đội máy bay chiến đấu đến 3 khu vực dọc biên giới với Trung Quốc trong vài tháng qua. Các nguồn tin cho biết hiện Ấn Độ có khoảng 200.000 quân ở biên giới, tăng 40% so với năm 2020. Hiện không rõ số quân của Trung Quốc tại biên giới. Các nguồn tin từ Ấn Độ nói quân đội Trung Quốc gần đây bổ sung quân từ Tây Tạng đến các đơn vị tuần tra khu vực tranh chấp dọc theo dãy Himalaya.

Đông A

Trong khi đó, Hy Lạp lại được xem là một trường thành ở châu Âu trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường (BRI) của Trung Quốc. Từ năm 2016, Công ty vận tải biển Cosco (Trung Quốc) đã nắm phần lớn cổ phần trong cảng Piraeus. Đây không chỉ là cảng lớn nhất nhì Hy Lạp mà còn là cảng container hàng đầu khu vực Địa Trung Hải, có vị trí chiến lược giữa lục địa châu Á và châu Âu. Năm 2019, Tân Hoa xã từng đăng bài đánh giá hợp tác Trung Quốc – Hy Lạp có vai trò cầu nối BRI với châu Âu. Thậm chí, bài viết còn khẳng định mối quan hệ này là hình mẫu cho hợp tác giữa Trung Quốc với châu Âu.

Chính vì thế, Hy Lạp giờ đây chia sẻ chung tầm nhìn Indo-Pacific với Ấn Độ, thậm chí hai bên đang tiến đến thỏa thuận đối tác chiến lược, đồng nghĩa với việc chiếc cầu nối mà Bắc Kinh kỳ vọng đang có dấu hiệu lung lay.

Thực tế, không chỉ riêng gì Hy Lạp, quốc đảo Maldives cũng là một đối tác “hữu hảo” của Trung Quốc cũng đang tăng cường hợp tác với Ấn Độ. Tại cuộc hội đàm vào tháng 8.2020, Ngoại trưởng S Jaishankar tuyên bố với người đồng cấp Maldives Abdulla Shahid rằng New Delhi sẽ cung cấp gói tài chính 500 triệu USD để hỗ trợ Maldives thực hiện dự án xây dựng cầu đường kết nối thủ đô Male với 3 đảo gần đó. Dự kiến, đây sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất ở Maldives từ trước tới nay.
Tính từ tháng 11.2018, khi Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih nhậm chức thì nước này đã nhận được các cam kết viện trợ và cho vay do Ấn Độ đưa ra có tổng giá trị hơn 2 tỉ USD. Trước đó, dưới thời người tiền nhiệm của ông Ibrahim Mohamed Solih, Maldives đã liên tục nhận hàng tỉ USD viện trợ từ Trung Quốc khiến cả Ấn Độ lẫn phương Tây lo ngại Bắc Kinh sẽ nắm giữ “tiền đồn” quan trọng ở Ấn Độ Dương. Nhưng tình hình đã thay đổi khi New Delhi phản đòn.

Bất lợi cho Bắc Kinh

Trả lờiThanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: “Việc Ấn Độ và Hy Lạp đạt thỏa thuận về Tầm nhìn Indo-Pacific cho thấy Trung Quốc chưa đạt được mục tiêu sau hàng loạt chương trình gây ảnh hưởng ngoại giao”.
“Như các năm qua, Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở nhiều nước nhằm tìm kiếm sự ủng hộ. Tương tự, Bắc Kinh cung cấp vắc xin Covid-19 cho nhiều nước cũng nhằm tăng cường sức mạnh mềm. Thế nhưng, thỏa thuận của Hy Lạp với Ấn Độ lần này cho thấy các đối tác, mà Trung Quốc đã hao tiền tốn của để đầu tư, chưa hẳn quay lưng với các đối thủ của Bắc Kinh”, TS Nagao nhận xét.
Ông nói thêm: “Bên cạnh đó, lịch sử đã cho thấy trong các cuộc cạnh tranh thì phía có nhiều đồng minh thường chiếm ưu thế. Thỏa thuận của Hy Lạp với Ấn Độ đã tái khẳng định đồng minh “sống chết” cùng Trung Quốc đến nay có lẽ chỉ có CHDCND Triều Tiên. Đây chính là nhược điểm của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh hiện tại với Mỹ và các đồng minh”.
Ngoài ra, theo ông Nagao, Bắc Kinh gần đây cũng nhận ra tầm quan trọng của việc chứng minh hình ảnh một “Trung Quốc đáng tin cậy, đáng yêu và đáng kính”. Nên thỏa thuận Hy Lạp – Ấn Độ cho thấy nếu Trung Quốc không thay đổi hành vi thực tế mà chỉ dựa vào các chương trình “hào nhoáng”, thì sẽ thua trong cuộc cạnh tranh với Mỹ.
 HOÀNG ĐÌNH
TNO