24/01/2025

WHO lo ngại nhà máy vắc xin Sputnik V có vấn đề khâu đóng ống

WHO lo ngại nhà máy vắc xin Sputnik V có vấn đề khâu đóng ống

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết quá trình đánh giá của cơ quan này đối với vắc xin ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga đã phát hiện một số vấn đề trong khâu đóng ống tại một nhà máy.

 

WHO lo ngại nhà máy vắc xin Sputnik V có vấn đề khâu đóng ống - Ảnh 1.

Người dân được tiêm ngừa vắc xin Sputnik V tại Matxcơva, Nga, ngày 31-5 – Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 23-6 dẫn báo cáo sơ bộ cùng ngày của WHO nói vấn đề được ghi nhận tại nhà máy Pharmstandard-UfaVITA, Cộng hòa Bashkortostan thuộc Nga, 1 trong 4 nhà máy sản xuất vắc xin Sputnik V.

WHO và Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đang đánh giá vắc xin Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Nếu nước thông qua, loại vắc xin hiện đã được sử dụng tại Nga và thông qua tại 60 quốc gia, sẽ mở rộng thị trường hơn nữa, đặc biệt vào châu Âu.

Tại nhà máy Pharmstandard-UfaVITA, nhóm đánh giá của WHO đã phát hiện ra các vấn đề về tính toàn vẹn của dữ liệu và kết quả kiểm tra từ quá trình kiểm soát chất lượng.

Nhóm cũng lo ngại “về việc thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm thiểu nguy cơ lây bẩn chéo”,và sự vô trùng, bao gồm cả quần áo của những người vận hành dây chuyền sản xuất.

Ngoài ra, họ còn phát hiện vấn đề trong việc truy tìm và xác định các lô vắc xin được sản xuất tại địa điểm này.

Đánh giá của WHO diễn ra từ ngày 3-5 đến ngày 4-6.

Tuy nhiên, trong thông báo sau đó, nhà máy Pharmstandard-UfaVITA cho biết các vấn đề này không ảnh hưởng đến hiệu quả, độ an toàn của vắc xin và đã được xử lý.

“Chúng tôi mời WHO đến kiểm tra lại. Chúng tôi hoàn toàn minh bạch” – nhà máy này cho biết.

Người phát ngôn Dmitry Peskov ngày 23-6 cũng lên tiếng trấn an rằng mọi góp ý đều được ghi nhận và Nga đã thực hiện mọi điều chỉnh cần thiết đối với quy trình sản xuất.

Nói về chất lượng vắc xin Sputnik V, ngày 22-6, ông Alexander Gintsburg, viện trưởng Viện Nghiên cứu Gamaleya – nơi phát triển vắc xin này, khẳng định Sputnik V có khả năng bảo vệ trước mọi biến thể của virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.i vắc xin khác do Trung Quốc, Mỹ và Anh sản xuất ‘đi sau’ lại ‘về trước’.

TRẦN PHƯƠNG
TTO