23/01/2025

Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia phát triển căn cứ hải quân Ream vô điều kiện?

Trung Quốc đang hỗ trợ Campuchia phát triển căn cứ hải quân Ream vô điều kiện?

Những tiết lộ gần đây về việc Đan Mạch hỗ trợ Cơ quan An ninh quốc gia (Mỹ) bí mật theo dõi các nhà lãnh đạo ở châu Âu cho thấy vai trò quan trọng của quốc gia vùng Scandinavia này đối với giới tình báo Mỹ.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Đan Mạch được cho là đã làm việc với gián điệp Mỹ trong nhiều thập niên /// Chụp màn hình France24
Cơ quan tình báo nước ngoài của Đan Mạch được cho là đã làm việc với gián điệp Mỹ trong nhiều thập niên  CHỤP MÀN HÌNH FRANCE24
Hôm 30.5, Đài phát thanh Đan Mạch (DR) công bố kết quả điều tra của đài này với một số báo đài khác ở châu Âu cho thấy Đan Mạch như là tiền đồn cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo dõi nhiều chính trị gia và lãnh đạo cấp cao ở Đức, Thụy Điển, Na Uy và Pháp, trong đó có cả thủ tướng Đức Angela Merkel, trong giai đoạn 2012-2014. Để làm việc đó, NSA đã tận dụng sự hợp tác giám sát với đơn vị tình báo quân sự FE của Đan Mạch, theo DR.

Thành viên không chính thức của “Ngũ Nhãn”

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng Mỹ đã chọn Đan Mạch là căn cứ để do thám các đồng minh châu Âu và FE đã đồng ý họp tác với NSA, theo mạng truyền hình France 24. Tuy nhiên, chuyên gia về các vấn đề an ninh quốc tế Flemming Splidsboel Hansen tại Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Đan Mạch nhận định với France 24 rằng không có gì phải ngạc nhiên và những tiết lộ mới chỉ cung cấp thêm chi tiết về một vụ bê bối xảy ra ở Đan Mạch hồi năm ngoái. FE đã bị săm soi kể từ mùa xuân năm 2020 về việc cho phép NSA nghe lén một số nhân vật nổi tiếng Đan Mạch.
Nếu NSA rõ ràng có thể dùng Đan Mạch làm căn cứ do thám châu Âu với sự miễn trừ, việc đó là nhờ truyền thống hợp tác lâu nay giữa giới tình báo của hai nước. “Đạn Mạch trở thành một dạng thành viên không chính thức và thực tế của “Ngũ Nhãn” (liên minh tình báo gồm Anh, Canada, Mỹ, New Zealand và Úc)”, tuần báo Đan Mạch Weekendavisen viết.

Sự kết nối giữa Đan Mạch và Mỹ như trên có từ đầu thập niên 1990. Copenhagen nhận ra Đan Mạch ngồi trên mỏ vàng do thám: các dây cáp ngầm chuyển tải những cuộc liên lạc điện tử giữa Mỹ và châu Âu chạy qua lãnh hải của mình. FE đã thành công trong việc khai thác những đường dây cáp đó và tìm đến giới tình báo Mỹ để tận dụng cách tiếp cận đó. “NSA sẵn sàng đón nhận cơ hội như thế”, tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung viết, theo France 24.

Vào cuối thập niên 2000, khi NSA xem xét lập một trung tâm dữ liệu ở Bắc Âu để xử lý những thông tin NSA thu thập ở lục địa này, Đan Mạch dường như mặc nhiên được chọn, theo France 24. Với sự hỗ trợ của Mỹ, FE đã xây dựng một trung tâm xử lý dữ liệu lớn trên đảo Amager, nằm ở phía đông Copenhagen. Trung tâm này cho phép các cơ quan tình báo của hai bên khai thác các cuộc liên lạc bị phía Mỹ can thiệp, theo France 24.

Đan Mạch được lợi gì?

Washington xem trọng Đan Mạch hơn trước vì vị trí chiến lược của nước này ở biển Bắc, không cách xa Bắc Băng Dương, và được đánh giá có thể trở nên quan trọng hơn trong vài năm tới. “Tôi nghĩ sự phối hợp đó sẽ gia tăng, xét về những vấn đề xung quanh Bắc Cực”, ông Splidsboel Hansen nhận định,  đề cập cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia Bắc Cực về các nguồn tài nguyên ngày càng tăng.
Sự hợp tác giữa các gián điệp của Mỹ và Đan Mạch không phải là một chiều. “Sự hợp tác đó lâu nay cho phép Đan Mạch có được thông tin tình báo từ Mỹ tốt hơn so với Đức”, ông Splidsboel Hansen nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng những tiết lộ trong năm qua về việc tình báo Đan Mạch hỗ trợ NSA do thám sẽ gây ra tác động tiêu cực cho hình ảnh của Đan Mạch và có thể khiến cho các mối quan hệ giữa nước này với những nước còn lại trong Liên minh châu Âu không còn được suôn sẻ.
Trong khi đó, sau khi Đài DR đưa ra tiết lộ trên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 2.6 khẳng định nước này có “đối thoại tốt” với các đồng minh châu Âu và “không cần khôi phục các mối quan hệ” với Pháp và Đức, theo AFP. Bà Frederiksen còn khẳng định với giới phóng viên rằng “không có bất kỳ sự giám sát các đồng minh mang tính hệ thống”.
VĂN KHOA
TNO