18/11/2024

Trước áp lực từ biến chủng Covid-19, Mỹ thử phối hợp các vắc xin khác nhau

Trước áp lực từ biến chủng Covid-19, Mỹ thử phối hợp các vắc xin khác nhau

Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (NIH) khởi động giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm xác định điều gì sẽ xảy ra nếu một người trưởng thành tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 (như Pfizer), tiếp tục tiêm loại khác.

 

 

Mỹ thử nghiệm tiêm bổ sung mũi vắc xin /// REUTERS
Mỹ thử nghiệm tiêm bổ sung mũi vắc xin  REUTERS
Cuộc thử nghiệm được dự kiến thực hiện trên tổng cộng 150 người trưởng thành, đã tiêm một trong 3 loại vắc xin hiện được Mỹ cho phép bao gồm Johnson & Johnson, Moderna hoặc Pfizer, theo Đài CNBC hôm 2.6.
Giới giới chức y tế liên bang cho hay những người chưa tiêm mũi nào cũng có thể đăng ký tham gia chương trình. Nhóm người tình nguyện sẽ được tiêm 2 liều vắc xin Moderna, và chờ 12 đến 20 tuần trước khi tiếp tục được tiêm một mũi vắc xin nữa, dù cùng hoặc khác loại.
“Dù các dòng vắc xin hiện được Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) cấp phép có hiệu quả cao trong việc bảo vệ người tiêm trước nguy cơ mắc Covid-19, chúng ta cần chuẩn bị khả năng phải tiêm mũi tiêm bổ sung nhằm củng cố năng lực phòng dịch của cơ thể trước virus đang tiến hóa”, theo tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Quốc gia về Bệnh Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm thuộc NIH.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong lúc các hãng dược và một số nhà khoa học cho rằng nhiều khả năng cần phải tiêm thêm vắc xin Covid-19 cho người, có thể cần bổ sung mũi mỗi năm, giống trường hợp cúm mùa.
Vắc xin Pfizer và Moderna cần được tiêm 2 mũi cách từ 3 đến 4 tuần, trong khi vắc xin Johnson & Johnson chỉ cần một liều duy nhất.
Kể từ khi SARS-CoV-2 được phát hiện ở TP.Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cuối năm 2019, dòng vi rút này nhanh chóng lan khắp thế giới và cho đến nay lần lượt xuất hiện các biến chủng của nó, với năng lực lây lan mạnh hơn chủng ban đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện công nhận ít nhất 4 biến chủng, lần lượt là B.1.1.7 (lần đầu tiên phát hiện ở Anh nên gọi là biến chủng Anh), B.1.351 (biến chủng Nam Phi), P1 (biến chủng Brazil) và B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Trong đó, giới chức y tế Anh hồi đầu tháng 5 đã gọi B.1.617.2 là biến chủng gây quan ngại vì tốc độ lây lan nhanh chóng trong thời gian ở nước này.
THUỴ MIÊN
TNO