23/01/2025

Lợi riêng, ích chung

Một trong những kết quả cụ thể sau chuyến công du Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là thoả thuận về hủy bỏ mọi hạn chế còn lại đối với chương trình phát triển tên lửa của Hàn Quốc.
Mỹ và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận quan trọng để Seoul phát triển tên lửa /// Reuters
Mỹ và Hàn Quốc đạt được thỏa thuận quan trọng để Seoul phát triển tên lửa REUTERS
Kết quả này có ý nghĩa quan trọng, mang lại lợi ích riêng và chung cho cả hai nước.
Năm 1979, Mỹ và Hàn Quốc ký thỏa thuận hạn chế, theo đó Hàn Quốc chỉ được chế tạo tên lửa với tầm xa 180 km. Đổi lại, Hàn Quốc nhận về từ Mỹ nhiều công nghệ quân sự và quốc phòng hiện đại.
Cho đến nay, mức độ hạn chế đã dần được nới lỏng và Hàn Quốc đã được tự chế tạo tên lửa với tầm bắn tới 800 km, đầu đạn nặng tới 500 kg. Dù vậy, chương trình tên lửa của Hàn Quốc bị cho vẫn còn kém xa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc chưa thể tự phóng vệ tinh riêng, đặc biệt là loại phục vụ cho tình báo, quân sự.
Với việc hủy bỏ mọi hạn chế, cái lợi riêng đối với Hàn Quốc là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ về chương trình phát triển tên lửa, mở ra triển vọng mới cho ngành công nghiệp chế tạo vệ tinh cũng như tăng tiềm lực tên lửa quân sự phục vụ đảm bảo an ninh. Cái lợi riêng đối với Mỹ là Hàn Quốc càng tự chủ hơn về đảm bảo an ninh thì gánh nặng về tài chính và quân sự cho việc đảm bảo an ninh của Hàn Quốc sẽ giảm đáng kể đối với Mỹ.
Còn lợi ích chung đối với cả hai là kết quả này phản ánh mức độ tin cậy lẫn nhau rất cao về chính trị và tăng cường phối hợp cùng đối phó Triều Tiên bằng cách giúp Hàn Quốc đột phá và bứt phá trong ganh đua với Triều Tiên về phát triển tên lửa.
PHẠM LỮ
TNO