24/12/2024

Sóng gió khó lường ở Biển Đông

Sóng gió khó lường ở Biển Đông

Những ngày qua, giới quan sát không khỏi lo ngại tình hình Biển Đông khi nhiều diễn biến không hay dồn dập xảy đến.
 Tàu Hải cảnh 3901 của Trung Quốc trong lần xâm phạm chủ quyền VN vào năm 2019 /// Ngư dân cung cấp
Tàu Hải cảnh 3901 của Trung Quốc trong lần xâm phạm chủ quyền VN vào năm 2019 NGƯ DÂN CUNG CẤP
Trong đó, sau hơn 2 tháng công bố dự thảo, luật hải cảnh mới đã được Trung Quốc thông qua, với điều khoản cho phép hải cảnh nước này nổ súng nhằm vào tàu chiến nước ngoài khi cần thiết ở các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Gần 5 năm qua, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) hồi 2016 đã bác bỏ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố ở Biển Đông, nước này vẫn gây ra nhiều hành động đáng quan ngại. Năm ngoái, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng nhiều lần gây rối ở các khu vực mà Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Chính vì thế, với quyền hạn mới, hải cảnh Trung Quốc có thể lại tiến hành nhiều hành vi gây căng thẳng.
Bên cạnh đó, tình hình quanh quần đảo Đông Sa (Pratas), do Đài Loan đang kiểm soát và nằm ở phía bắc Biển Đông, cũng liên tục căng thẳng trong những ngày qua khi Trung Quốc đại lục liên tục điều động máy bay quân sự xâm nhập. Sau khi Mỹ và Đài Loan lên tiếng phản ứng, Bắc Kinh đã điều động nhiều máy bay hơn xâm nhập khu vực Pratas. Các diễn biến trên được đánh giá như một biện pháp mà giới chuyên gia cho là nhằm “thử lửa” tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chính vì thế, để sóng gió ở Biển Đông không gây nên những bất ổn nghiêm trọng, các bên đều cần phải kiềm chế, nhất là việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
HOÀNG ĐÌNH
TNO