26/12/2024

Thị trường toàn cầu sẽ sớm phục hồi

Thị trường toàn cầu sẽ sớm phục hồi

Không chỉ có Việt Nam, một thị trường “khủng” sát Việt Nam là Trung Quốc cũng được báo cáo mức tăng trưởng của thị trường hàng xa xỉ tại nước này trong năm nay là 48%.
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng với GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD, cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn /// Ảnh: Tấn Đạt
Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng với GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD, cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn  ẢNH: TẤN ĐẠT
Số liệu trên vừa được trang thương mại điện tử Alibaba và Hãng tư vấn Bain công bố. Theo đó, trong năm 2020, thị trường hàng xa xỉ tại Trung Quốc đạt gần 53 tỉ USD, tăng đến 48% so năm trước. Báo cáo này cho rằng do đại dịch Covid-19, người dân nước này không thể đi ra nước ngoài mua hàng hiệu, trong khi “tín đồ hàng hiệu” tại quốc gia này được coi là đông nhất thế giới, khiến họ tăng mua hàng hiệu trong nước, đẩy thị phần tăng mạnh. Tuy nhiên, báo cáo của Alibaba và Bain cũng cho rằng mức tăng trưởng này không bù đắp được lượng tiêu thụ hàng hiệu Trung Quốc ở nước ngoài bị giảm sút mạnh. Và dự báo đưa ra trong năm tới, dung lượng thị trường hàng xa xỉ tại Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 30% khi các nước trên thế giới có thể mở cửa cho du lịch trở lại.
Báo cáo của Savills cho thấy Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có chỉ số GDP tăng trưởng dương trong năm 2020, và Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển ở mức nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 1,8% trong năm 2020 và nhanh chóng phục hồi trở lại mức 6,3% trong năm 2021. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được nhiều lời khen từ các quốc gia nhờ khả năng kiềm chế tốt dịch bệnh Covid-19. Điều này càng tạo nên triển vọng phục hồi mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực. Thặng dư thương mại cũng là một yếu tố giúp đảm bảo giá trị đồng tiền ổn định, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng và đang ở giai đoạn thay đổi quyết định, với GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD, cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn.
Một nhà kinh doanh đồng hồ cao cấp trên đường Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM) chia sẻ trong đại dịch Covid-19, hầu hết báo chí trên thế giới và trong nước đều cho rằng lĩnh vực hàng xa xỉ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Song với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc của Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại. Thị trường hàng xa xỉ thế giới có thể phục hồi sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh hàng xa xỉ truyền thống theo kiểu phải xuất hiện tại các buổi trình diễn thời trang quốc tế, tập trung vào thị trường du lịch… chắc chắn phải thay đổi. Nữ doanh nhân này cho biết: “Một số nhãn hàng đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ đã sử dụng phương tiện kỹ thuật số để tiếp thị và quảng bá sản phẩm, thay vì xuất hiện tại các buổi trình diễn thời trang quốc tế lớn. Và họ đã thành công. Covid-19 đã “phá hỏng” các đại lễ hội thời trang thế giới, thay vào đó các nhà sản xuất hàng xa xỉ tiếp cận khách hàng qua mạng. Quan trọng là tạo dựng được niềm tin cho khách hàng. Qua đó, kéo được lượng khách có tiền mới, lâu nay quen ra nước ngoài mua sắm thì nay phải chi số tiền đó để sở hữu hàng xa xỉ ngay trong nước”.
M.PHƯƠNG – NGUYÊN NGA
TNO