28/12/2024

Đến lúc châu Âu liên thủ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

Đến lúc châu Âu liên thủ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

Không chỉ lên tiếng chỉ trích, các nước châu Âu ngày càng có nhiều động thái để hợp tác đối phó các hành vi của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung,   Biển Đông nói riêng.
Chiến hạm Mỹ và Pháp trong một lần phối hợp ở Thái Bình Dương vào năm 2018 /// Ảnh: US Navy
Chiến hạm Mỹ và Pháp trong một lần phối hợp ở Thái Bình Dương vào năm 2018  ẢNH: US NAVY

Nỗ lực đa phương

Reuters ngày 10.12 dẫn lời ông Nicolas Chapuis, Đại sứ EU ở Trung Quốc, cho rằng EU và Mỹ nên cùng hợp tác để chống lại những chiêu trò cưỡng chế ngoại giao của Bắc Kinh, đồng thời phối hợp với các bên liên quan vấn đề Biển Đông.

Máy bay trinh sát Mỹ áp sát Trung Quốc

Đến lúc châu Âu liên thủ đối phó Trung Quốc ở Biển Đông

Máy bay trinh sát U-2 của Mỹ  ẢNH: KHÔNG QUÂN MỸ

 

Tổ chức Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm qua cho rằng một máy bay trinh sát của Mỹ đã bay trong “không phận Trung Quốc”. Theo dữ liệu chuyến bay do SCSPI công bố trên Twitter, một chiếc trinh sát cơ Mỹ U-2A ngày 10.12 cất cánh từ Hàn Quốc, bay qua eo biển Đài Loan và tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương lập ở biển Hoa Đông. Có lúc, máy bay Mỹ hoạt động chỉ cách đường cơ sở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) gần 100 km.
Theo SCSPI, đây là chuyến bay do thám gần nhất ở eo biển Đài Loan của máy bay Mỹ kể từ tháng 10. Tháng trước, SCSPI cho hay Mỹ tăng gần gấp đôi số chuyến bay do thám gần Trung Quốc kể từ năm 2009. Theo dữ liệu của SCSPI, không quân Mỹ thực hiện 1.500 chuyến bay do thám mỗi năm trên Biển Đông.
Huỳnh Thiềm

Đề cập chính sách đối ngoại ngày càng “cơ bắp” của Trung Quốc, Đại sứ Chapuis cho rằng: “Chúng ta cần phải có sự hiểu biết chung để nói không với sự bắt nạt và đe dọa, nói không với ngoại giao cưỡng bức hay ngoại giao Sói Lang”. Ông cũng kêu gọi EU cùng hợp tác với Úc, New Zealand, các thành viên ASEAN để “tìm ra đồng thuận chung” về vấn đề Biển Đông.

Reuters dẫn lời vị đại sứ nhấn mạnh về Tự do hàng hải với quan điểm: “Tự do hàng hải là điều cần thiết. Biển Đông không chỉ là vấn đề của Trung Quốc mà là chuyện chung của cộng đồng quốc tế”.
Trả lời Thanh Niên ngày 11.12, GS Stein Tønnesson, Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo (Na Uy), cho rằng: “Tuyên bố của ông Chapuis gửi đi tín hiệu về cách tiếp cận tích cực hơn từ châu Âu trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế trước các tuyên bố và hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh đó, tuyên bố của ông Chapuis cũng thể hiện sự kỳ vọng của châu Âu về việc khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ thì Washington sẽ có chính sách đối ngoại mang tính đa phương, tham vấn các đồng minh châu Âu trong vấn đề Biển Đông”.

Tăng cường hành động

Đầu tháng 12, sau hội nghị trực tuyến của ngoại trưởng các nước thuộc NATO, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas phát biểu rằng liên minh này khi cải cách thì cần xem xét yếu tố Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cho hay nước này muốn gửi chiến hạm đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) để tập trận cùng hải quân Úc ở khu vực này. Úc là một thành viên trong “bộ tứ kim cương” (gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc) được xem là bộ khung của chiến lược Indo-Pacific nhằm đối phó các hành vi của Trung Quốc trong khu vực. Khi đó, Đài ABC dẫn lời bà Karrenbauer cho rằng dù Trung Quốc là một đối tác quan trọng, nhưng cũng cảnh báo Bắc Kinh “đang phá hoại một trật tự thế giới dựa trên luật pháp”. Trước đó, Đức đã công bố chiến lược về Indo-Pacific.
Trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) nhận xét: “Đức cùng các thành viên EU khác đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc. Chúng ta có thể sớm nhìn thấy Đức và các thành viên EU ngày càng có nhiều hoạt động ở Indo-Pacific xoay quanh việc phối hợp huấn luyện chung, phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối ngoại giao để gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Bắc Kinh rằng Mỹ cùng các đồng minh đều đánh giá các hành vi của Trung Quốc là không thể dung thứ”.
Vào tháng 9, Anh cùng với Pháp và Đức gửi công hàm lên LHQ nhằm thể hiện sự phản đối về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Hồi năm 2019, hải quân Anh tuyên bố sẽ điều nhóm tác chiến tàu sân bay đến Thái Bình Dương.
NGÔ MINH TRÍ
TNO