Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng

Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng

Dự án nuôi bò từ hơn 2.600 tỉ đồng đã điều chỉnh giảm xuống còn 100 tỉ đồng rồi sau đó bỏ hoang, giờ dự án này đã sang lại cho tập đoàn nước ngoài… nuôi heo.

 

Ngày 28-11, lãnh đạo Văn phòng Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắk Nông, cho biết tỉnh đã có quyết định điều chỉnh dự án nuôi bò chất lượng cao với số vốn đề xuất ban đầu hơn 2.600 tỉ đồng sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng…

Trại bò bỏ hoang, dân lại thiếu đất

Dự án trang trại chăn nuôi bò công nghệ cao Quảng Phú do Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai (Tập đoàn Đức Long Gia Lai) làm chủ đầu tư tại xã Quảng Phú, Krông Nô, Đắk Nông bỏ hoang nhiều năm nay khiến người dân bức xúc.

Bà H’Joe (trú thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú, Krông Nô), canh tác 2ha đất tại khu vực dự án từ nhiều năm nay. Theo bà, nguồn gốc đất là do gia đình bà khai phá để trồng hoa màu, cây công nghiệp. Thế nhưng khi dự án đến, toàn bộ diện tích đất của bà bị thu hồi với mức hỗ trợ về đất 5 triệu đồng/ha, hoa màu, cây trồng hầu như không được bồi thường.

Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng - Ảnh 2.

Dự án nuôi bò là một bãi đất trống, được cho người dân trồng mỳ – Ảnh: TRUNG TÂN

“Gia đình tôi mất đất, chồng tôi mất nên gia cảnh càng khó khăn. Trong khi đó, nhiều năm nay dự án không không nuôi bò, đất bỏ hoang nhưng chúng tôi thì mất đất”, bà H’Jeo than thở.

Cùng chung tâm trạng, bà Lê Thị Kim Ánh (trú cùng thôn với bà H’Joe), cho biết năm 2007, gia đình bà đến khu vực này mua 5,7ha đất với giá 60 triệu đồng/ha. Việc mua bán cũng được trình báo lên xã. Năm 2016, dự án thu hồi chỉ hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, gia đình bà hầu như mất trắng.

“Dự án khi phổ biến ở xã còn hứa sẽ tạo công ăn việc làm nhưng tồn tại không lâu rồi “chết yểu”, bỏ hoang nhiều năm nay. Lãnh đạo địa phương không nghiên cứu kỹ khả năng vốn của chủ đầu tư, không xem xét hết quyền lợi người dân khiến dự án sa lầy, dân thì mất đất”, bà Ánh ý kiến.

“Góp vốn” bằng đất dự án

Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng - Ảnh 3.

Khu trang trại cũ bỏ hoang và sẽ đập bỏ tới đây – Ảnh: TRUNG TÂN

Lý giải về này, một lãnh đạo huyện Krông Nô, cho biết dự án ngay từ ban đầu gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng. Vì vậy quy mô thu hồi đất ban đầu là 1.500ha nhưng chỉ thu được 71ha. Cũng có thể chủ đầu tư còn gặp khó về tài chính nên dự án không thể triển khai đúng tiến độ.

Nói thêm về dự án, ông Trần Cao Châu – tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai, thừa nhận đã phải ‘sang tay’ dự án cho đơn vị khác vì không có khả năng thực hiện.

Theo ông Châu, quy mô dự án ban đầu rất hoành tráng nhưng không thể thu hồi đủ diện tích (1.500ha) để triển khai chăn nuôi bò công nghệ cao, quy mô lớn.

Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng - Ảnh 4.

Dự án bỏ hoang còn dân thì thiếu đất – Ảnh: TRUNG TÂN

Ngoài ra, việc chăm sóc bò giống, bò sinh sản tại dự án cũng không được như ý muốn nên đàn bò cứ ‘chết dần chết mòn’. “Chúng tôi đưa về hàng ngàn con bò nhưng không thể nuôi được. Bò ốm đói, chết dần. Đến khi còn hơn 300 con bò gầy mòn, chúng tôi phải để điều chỉnh dự án cho phù hợp”, ông Châu thông tin.

Theo đó Đức Long Gia Lai đã phối hợp với Tập đoàn chăn nuôi C.P. (Thái Lan) để chăn nuôi heo nái, heo con và hậu bị trên diện tích đất dự án đang bỏ hoang.

Quy mô dự án mới sẽ nuôi 110.000 con/năm với tổng vốn 254 tỉ đồng, chia làm 3 giai đoạn từ nay đến năm 2026. Giai đoạn 1 dự án sẽ nuôi 2.400 con heo nái sinh sản và 24.000 con heo thịt, hậu bị và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1 đến 6-2022.

Điều chỉnh dự án nuôi bò 2.600 tỉ sang… nuôi heo với tổng vốn khoảng 250 tỉ đồng - Ảnh 5.

Người dân cho biết, mất đất, họ gặp khó trong cuộc sống nhưng gửi đơn các cấp chưa được xem xét thấu đáo – Ảnh: TÂM AN

Về hình thức triển khai, ông Châu cho biết sẽ xây mới hoàn toàn chuồng trại để nuôi heo và đều do C.P. đầu tư, triển khai. Đức Long Gia Lai sẽ “góp vốn” bằng quyền sử dụng đất của dự án đã được UBND tỉnh Đắk Nông giao. “Tới đây chúng tôi sẽ họp với C.P. để bàn bạc tỉ lệ góp vốn với đối tác mới có thể triển khai chính thức trên thực địa”, ông Châu cho biết.

Dự án triển khai từ năm 2015 và được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu vào ngày 14-1-2016. Theo đó, quy mô đàn bò hơn 33.000 con, được chia làm 2 giai đoạn, trên diện tích 1.500ha, tổng vốn 2.632 tỉ đồng (vốn chủ sở hữu chiếm 20%).

img_0105

Chuồng trại nuôi bò bỏ hoang – Ảnh: TRUNG TÂN

 

Sau ba năm triển khai, chủ đầu tư đề xuất và UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận cho dự án điều chỉnh giảm từ 33.000 con xuống còn 1.000 con bò mẹ, bò giống.

Tổng vốn đầu tư vì thế giảm từ hơn 2.600 tỉ đồng xuống còn 100 tỉ đồng, diện tích chiếm đất còn gần 71ha. Hiện dự án đang chuyển giao, điều chỉnh thành nuôi heo.

 

1.350ha đất bỏ hoang vì dự án bò sữa 3.800 tỉ đồng dang dở1.350ha đất bỏ hoang vì dự án bò sữa 3.800 tỉ đồng dang dở

TTO – Hàng trăm hộ nông dân ở hai huyện Như Thanh, Nông Cống (Thanh Hóa) phải bỏ hoang hơn 1.300ha đất nhường cho dự án bò sữa 3.800 tỉ đồng.

TRUNG TÂN
TTO