23/11/2024

Liên thủ đối phó khi Trung Quốc ngày càng hiếu chiến

Liên thủ đối phó khi Trung Quốc ngày càng hiếu chiến

Đó là nhận định của GS John Blaxland (Giám đốc Viện Đông Nam Á – Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược, Đại học Quốc gia Úc) khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên ngày 24.11.
Vì các hành vi của Trung Quốc, Úc đã điều tàu chiến tham gia tập trận Malabar vừa diễn ra ở Ấn Độ Dương /// Ảnh: DVIDS
Vì các hành vi của Trung Quốc, Úc đã điều tàu chiến tham gia tập trận Malabar vừa diễn ra ở Ấn Độ Dương  ẢNH: DVIDS
Mới đây, Nhật Bản và Úc đã ký kết Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) trong lĩnh vực quân sự.

Đoàn kết để tạo sức mạnh trước Bắc Kinh

Nhận định về diễn biến này, GS Blaxland phân tích: “RAA phải được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ hai nước đang dần trở nên sâu sắc, nồng ấm hơn. Hiệp ước này hoàn toàn khác với hiệp ước chung của liên minh NATO, vì không đa phương và không đưa ra các điều khoản đảm bảo an ninh chung. Tuy nhiên, RAA củng cố khả năng hợp tác của cả hai để theo đuổi lợi ích chung. Về bản chất, thỏa

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Nhật

Đài NHK đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua đến Nhật Bản để gặp người đồng cấp Motegi Toshimitsu và dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Yoshihide Suga vào hôm nay (25.11). Tại cuộc họp báo chung của 2 ngoại trưởng, ông Motegi cho hay hai bên đồng ý tiếp tục liên lạc về các vấn đề tranh chấp ở biển Hoa Đông, còn ông Vương bày tỏ mong muốn đó là “vùng biển hòa bình” thông qua hợp tác với Nhật. Hai bên đồng ý dỡ bớt giới hạn đối với các chuyến bay phục vụ kinh doanh vào cuối tháng 11 và dự kiến sẽ có cuộc đối thoại cấp sự vụ về vấn đề hàng hải vào tháng tới. Sau chuyến thăm Nhật, dự kiến ông Vương sẽ đến Hàn Quốc thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề CHDCND Triều Tiên, trong chuyến công du đến hai đồng minh của Mỹ, được cho là nhằm điều chỉnh chiến lược khi Mỹ bước vào nhiệm kỳ tổng thống mới.

Minh Phương

thuận này phản ánh lợi ích và mối quan tâm chung của hai nước”.

Theo GS Blaxland, trước đây, khi Úc và Nhật ký hiệp ước đồng minh với Mỹ thì hiệp ước hướng về Washington. Nhưng giờ đây, Canberra và Tokyo đều quan ngại sâu sắc về sự suy giảm ảnh hưởng của Washington ở khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc lại có nhiều chính sách hiếu chiến và cứng rắn. Úc và Nhật dường như đã nhận ra rằng đoàn kết giúp tạo nên sức mạnh.
Thực tế, thời gian qua, cả Canberra lẫn Tokyo đều nhiều lần lên tiếng chỉ trích các hành vi hiếu chiến và gây rối mà Bắc Kinh tiến hành trong khu vực tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Trong đó, Úc và Nhật cũng đã chỉ trích các hành động gây rối, quân sự hóa do Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông. Bên cạnh đó, chính Úc cũng là nạn nhân của các chiêu trò “cưỡng bức kinh tế” từ Trung Quốc.
“Với một số điểm tương đồng về lợi ích, sự hợp tác sâu sắc này giữa Canberra và Tokyo có thể đánh dấu sự thay đổi quan trọng về động lực an ninh ở Đông Á trong thời gian tới. Sự thay đổi đó có thể là các mối quan hệ song phương Úc – Nhật ngày càng thắt chặt, và hướng đến tăng cường hợp tác ba bên (với Mỹ) và bốn bên (với Mỹ và Ấn Độ)”, GS Blaxland nhận định.
Rõ ràng, các hợp tác song phương và đa phương không ngừng được củng cố tại Indo-Pacific trong thời gian qua, khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành vi hiếu chiến. Cụ thể nhất là việc “bộ tứ kim cương” gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ đã tăng cường các chương trình hợp tác đa phương lẫn song phương trong nhóm này. Kèm theo đó, các cuộc tập trận chung song phương, ba bên, bốn bên cũng diễn ra đều đặn ở Indo-Pacific từ đầu năm đến nay.

Càng bị thúc ép, sẽ càng phản ứng

Ông Blaxland phân tích thêm: “Quan hệ giữa Canberra và Tokyo đang dần mở rộng đến mức đây là mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài nhất của Úc ở châu Á. Mối quan hệ này phát triển từng bước vững chắc dựa trên các thỏa thuận gồm Hiệp định thương mại mà 2 nước ký kết vào năm 1957, rồi Hiệp ước cơ bản về hữu nghị và hợp tác năm 1976 (Nara), Tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2007 và Hiệp ước Đối tác kinh tế Nhật – Úc năm 2015, Thỏa thuận thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) và Thỏa thuận bảo mật thông tin (đều được ký vào năm 2013)”.

Tàu sân bay Trung Quốc có thể trở lại Biển Đông

Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc vừa bắt đầu chuyến hành trình thứ 3 trong năm nay, sau khi hoàn tất các nhiệm vụ thử nghiệm và huấn luyện thường xuyên vào cuối tháng 10. Theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời giới phân tích, chuyến hành trình mới của tàu sân bay Sơn Đông có thể bao gồm việc tập trận chiến đấu cường độ cao với các tiêm kích cùng các tàu khu trục và hộ tống, và tàu sân bay này có thể quay lại Biển Đông, sau khi rời xưởng đóng tàu Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh vào ngày 21.11. Theo Đại Công Báo, sau khi trải qua huấn luyện, thử nghiệm và đạt năng lực chiến đấu nhất định, tàu sân bay này có thể đi về phía nam, tiếp tục diễn tập cũng như đi vào Biển Đông. Giới phân tích dự báo tàu này có thể đi qua eo biển Đài Loan trong hành trình đó.
Khánh An

“Bên cạnh đó, Thỏa thuận đối tác chiến lược đặc biệt năm 2014 đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình trên. Ngày nay, quan hệ đối tác chiến lược Úc – Nhật thể hiện trong các cuộc hội đàm 2+2 giữa các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng 2 nước”, GS Blaxland phân tích.

Ông nhận xét thêm: “RAA mà hai bên vừa ký giúp quan hệ song phương sâu sắc hơn, đồng thời giúp tăng cường mật độ trao đổi và tương tác Úc – Nhật. Tất nhiên, điều này khiến cho Trung Quốc chắc chắn thể hiện thái độ chống lại Úc. Trớ trêu thay, chính cách hành xử như thế của Bắc Kinh càng khiến cho Tokyo và Canberra tăng cường hợp tác lẫn nhau hơn bao giờ hết. Khi Trung Quốc tiếp tục có cách tiếp cận hiếu chiến và cứng rắn, quan hệ song phương Úc – Nhật lại càng sâu sắc hơn”.
Dẫn chứng cho nhận xét này chính là việc Úc từng rút khỏi cuộc tập trận đa phương Malabar. Thế nhưng, các áp lực ngày càng lớn từ phía Trung Quốc đã khiến Úc quay lại tham dự tập trận Malabar vừa diễn ra trong tháng này, như một động thái “phản đòn” trước Trung Quốc. Vì thế, nếu Trung Quốc tiếp tục hiếu chiến, thì các bên sẽ càng có thêm động lực để đoàn kết.
NGÔ MINH TRÍ
TNO