23/11/2024

‘Thi tốt nghiệp để địa phương lo, tuyển sinh đại học để các trường tự chủ’

‘Thi tốt nghiệp để địa phương lo, tuyển sinh đại học để các trường tự chủ’

Ngày 31-10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến ngành giáo dục năm 2020 để đánh giá những kết quả đã thực hiện trong năm học trước, tiếp tục triển khai nhiệm vụ trong một năm rất đặc biệt với nhiều thách thức.

 

Thi tốt nghiệp để địa phương lo, tuyển sinh đại học để các trường tự chủ - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VIỆT DŨNG

Đề xuất thi tốt nghiệp là việc để địa phương lo

Chia sẻ tại hội nghị ngành giáo dục, nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho rằng khi đã đứng ra ngoài vị trí ghế nóng ở ngành giáo dục, ông cũng có những suy nghĩ về công việc mình đã làm và nhìn nhận khách quan về các vấn đề giáo dục hiện nay.

“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã tổ chức ổn định trong bối cảnh khó khăn. Đã ổn rồi thì không nên điều chỉnh nữa mà cần tính toán kỹ cho giai đoạn mới. Cụ thể nên giao thi tốt nghiệp THPT cho địa phương tổ chức. Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng để các trường tự chủ. Phương án đổi mới đó phải tính toán kỹ và công bố rõ ràng, ví dụ là 2 năm nữa sẽ thực hiện, thực hiện như thế nào để các nhà trường, học sinh biết có sự chuẩn bị” – ông Nguyễn Minh Hiển đề xuất.

Trong báo cáo về kết quả đã làm được trong bối cảnh đặc biệt, năm học diễn ra trong nhiều đợt bùng phát dịch COVID-19, Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT đã tổ chức tốt trên tinh thần giao tự chủ cho địa phương tổ chức thi, các trường đại học tự chủ về tuyển sinh. Những điều chỉnh đều tính toán để đảm bảo quyền lợi cho lứa học sinh ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch, đặc biệt việc tổ chức 2 đợt thi để ứng phó với dịch COVID-19 là cố gắng lớn của Bộ GD-ĐT và ngành GD-ĐT ở nhiều địa phương.

Nói về vấn đề thi tốt nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng kì thi năm 2020 là kết quả của hành trình đổi mới thi trong 6 năm qua, trong đó có những điều chỉnh linh hoạt để khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Việc đổi mới tiếp theo như thế nào là một chuyên đề sâu cần nghiên cứu, bàn bạc kỹ.

Liệu có thể chuyển 15-30% thời lượng dạy học sang hình thức trực tuyến?

Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhà trường, kéo dài từ năm học 2019-2020 đến năm học 2020-2021, là điểm đặc biệt mà các nhà trường phải ứng phó. Đánh giá về ứng phó của ngành giáo dục trước đại dịch, Bộ GD-ĐT khẳng định gần 1,5 triệu cán bộ, giáo viên và gần 24 triệu học sinh, sinh viên an toàn trước dịch bệnh và đã nỗi lực để hoạt động giáo dục không bị đứt gãy như một số nước bị ảnh hưởng bởi dịch.

Việc áp dụng các hình thức linh hoạt dạy học trong tình huống dịch bệnh, trong đó có dạy trực tuyến là một thành quả khẳng định nỗ lực vượt khó của ngành GD-ĐT.

Tuy còn những hạn chế, bất cập, nhưng từ thực tiễn dạy trực tuyến, Bộ GD-ĐT đã xây dựng hành lang pháp lý cho hình thức dạy học này với mục đích coi đây là 1 trong những hình thức dạy học đa dạng ở điều kiện bình thường và là giải pháp để các nhà trường ưng phó khi có dịch bệnh, thiên tai ngăn trở việc dạy học trực tiếp tại các nhà trường.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông, cho rằng Việt Nam có thuận lợi là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số. Với nền tảng công nghệ thông tin hiện có, ngành GD-ĐT cần tính toán đến việc rút ngắn thời gian học trực tiếp tại nhà trường, cân nhắc để có thể chuyển 15-30% thời lượng dạy học sang hình thức trực tuyến.

‘Giai đoạn COVID-19 vừa qua, có tới gần 80% học sinh sinh viên học trực tuyến, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%, trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này tạo niềm tin nếu chúngta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt” – ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Giáo dục phổ thông cần phải bình đẳng. Trong đó, đảm bảo nguyên lý Nhà nước phải lo trường, lớp, giáo viên, đủ để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Hiện nay việc tuyển sinh đầu cấp cằng thẳng, đầu tư cho trường chuyên lớp chọn nhiều quá trong khi đó cần nhưng ngôi trường không chọn lọc đầu vào, mọi học sinh được bình đẳng như nhau.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Sách giáo khoa: cần lấy ý kiến rộng rãi, tập huấn kỹ càng

Bộ GD-ĐT thẳng thắn thừa nhận những hạn chế trong quản lý sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Một số bất cập đầu năm học như một số địa phương để xảy ra tình trạng giáo viên “ép” phụ huynh mua tài liệu tham khảo gây bức xúc trong dư luận; Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, bị dư luận phê phán. Bộ GD-ĐT cho biết đã có giải pháp khắc phục kịp thời.

Chia sẻ về những khó khăn Bộ GD-ĐT phải đối diện và giải quyết, ông Vũ Đức Đam cho rằng đổi mới giáo dục là công việc rất khó khăn và cần một quá trình để vừa thực hiện, vừa điều chỉnh, khắc phục những bất cập.

Theo ông Đam, những hạn chế trong việc triển khai chương trình – SGK, Bộ GD-ĐT sẽ phải nghiêm túc có giải pháp khắc phục và cần sự đồng hành của xã hội.

Trao đổi về việc này, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, cho rằng việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện chương trình – SGK mới cần được rút kinh nghiệm vì “nếu giáo viên được nghiên cứu sách, được hướng dẫn trao đổi kỹ thì sẽ phát hiện sớm hơn nhưng ngữ liệu không phù hợp ở SGK lớp 1”.

Bà Quyên Thanh cũng đề nghị cần phải có hình thức tiếp nhận ý kiến góp ý rộng rãi về SGK trước khi đưa vào nhà trường sử dụng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Một bộ phận giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới’

TTO – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi tại hội nghị tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học mới được tổ chức trực tuyến ngày 25-8 với 64 điểm cầu trên cả nước.

 

 

 

VĨNH HÀ
TTO