Sự phối hợp hoàn hảo ở Biển Đông

Sự phối hợp hoàn hảo ở Biển Đông

Sự hợp tác của hải quân 4 nước “bộ tứ kim cương” đã được tăng cường thời gian qua ở Indo-Pacific nói chung và Biển Đông nói riêng.
Tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tại Biển Đông năm 2018 /// Reuters
Tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan tại Biển Đông năm 2018 REUTERS
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ Ronald Reagan vừa quay lại Biển Đông vào ngày 15.10. Thời gian hoạt động, hải trình và bối cảnh hoạt động của nhóm tàu đã thể hiện một điển hình cho sự phối hợp của “bộ tứ kim cương” gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ.
Về thời gian, ngày 1.10, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan bắt đầu từ biển Philippines di chuyển đến Ấn Độ Dương, rồi quay về Biển Đông vào ngày 15.10. Như thế, từ ngày 1 – 15.10, tàu USS Ronald Reagan không có mặt ở Biển Đông. Nhưng quãng thời gian này thì tàu sân bay trực thăng JS Kaga cùng tàu khu trục JS Ikazuchi của Nhật hoạt động ở Biển Đông, và có lúc tập trận cùng tàu ngầm JS Syoryu cũng (Nhật) ở vùng biển này. Như thế, lực lượng tàu chiến Mỹ và Nhật đã liền mạch hoạt động ở Biển Đông.
Về hải trình, cả nhóm tàu Mỹ lẫn Nhật đều hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương rồi đến Ấn Độ Dương, và quay trở lại Biển Đông. Sự trùng hợp về hải trình này chỉ ra mối quan tâm chung và chia sẻ của cả Mỹ lẫn Nhật ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Về bối cảnh, sự hợp tác của hải quân 4 nước “bộ tứ kim cương” đã được tăng cường thời gian qua ở Indo-Pacific nói chung và Biển Đông nói riêng. Vì thế, các cuộc tập trận cũng như hoạt động chung của Mỹ – Nhật Bản – Úc – Ấn Độ tiếp tục thuận lợi thì sẽ là tiền đề thể chế hóa “bộ tứ kim cương” tiến đến như một liên minh tương tự NATO mà Washington đang mong muốn.

TS Satoru Nagao

(Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ)

TNO