12/01/2025

Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời

Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương bổ sung quy hoạch điện mặt trời và điện gió. Ðây là cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt ở miền Nam, nơi đang chiếm gần 50% tổng công suất điện mặt trời mái nhà toàn quốc.
Khu vực phía nam đang chiếm gần 50% tổng công suất điện mặt trời toàn quốc /// Ng.Nga
Khu vực phía nam đang chiếm gần 50% tổng công suất điện mặt trời toàn quốc NG.NGA
Số liệu cập nhật mới đây của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, hiện công suất phát triển điện mặt trời mái nhà (ÐMTMN) ở phía nam chiếm trên 60% tổng công suất ÐMTMN của EVN (1.142 MWp). Với lợi thế về khí hậu, VN có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời với trung bình 1.600 – 2.700 giờ nắng trong năm và bức xạ trung bình từ 4 – 5 kWh/kWp mỗi ngày. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực không nhỏ trong quản lý, vận hành của Tổng công ty điện lực miền Nam (EVNSPC). Nhân ngày Doanh nhân VN, ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc EVNSPC, đã có buổi chia sẻ với Thanh Niên về khát vọng phủ sóng nhiều hơn nữa các dự án điện mặt trời tại khu vực phía nam.
– Với nhiều lợi thế về khí hậu, dường như các nhà đầu tư đang xếp hàng để được đầu tư làm điện mặt trời tại khu vực miền Nam?
Ông Nguyễn Văn Lý - Phó tổng giám đốc EVNSPC

Ông Nguyễn Văn Lý – Phó tổng giám đốc EVNSPC  EVNSPC

Ông Nguyễn Văn Lý: Miền Nam tính cả vùng Nam Trung bộ từ Ninh Thuận trở vào có nguồn bức xạ năng lượng mặt trời cao, với trên 90% số ngày trong năm có nắng. Thế nên, khu vực này có cơ hội phát triển mạnh về ÐMTMN trong thời gian qua. Tính đến hết tháng 9, toàn hệ thống của EVNSPC có 3.426 MWp năng lượng mặt trời vận hành trên lưới. Trong đó, có 54 dự án điện mặt trời nối lưới với công suất 2.674 MWp và chúng tôi có gần 26.192 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với công suất 752 MWp. Có thể nói, đây là kết quả sự nỗ lực phát triển nguồn năng lượng tái tạo của ngành điện nói chung và EVNSPC nói riêng. Trong tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều dự án ÐMTMN hơn nữa để giải quyết nhu cầu sử dụng điện, góp phần giải quyết bài toán cân bằng cung cầu năng lượng điện chung của cả nước.

Chúng tôi đã thực hiện truyền thông đến doanh nghiệp, hộ gia đình thấy được các lợi ích của việc dùng điện mặt trời để từ đó khách hàng quyết định đầu tư.
Việc đầu tư ÐMTMN đã mang lại lợi ích kép khi vừa giúp tiết kiệm điện, góp phần bảo vệ môi trường, vừa giúp giảm áp lực trên lưới điện quốc gia; Hoàn toàn không có chuyện “xếp hàng” để chờ đầu tư, chúng tôi đã và đang tiếp tục nỗ lực tạo mọi điều kiện để khách hàng đầu tư nếu lưới điện 22 kV còn khả năng giải tỏa được công suất.
Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời - ảnh 2

– Doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn còn rất “mông lung” trước núi thông tin liên quan làm điện mặt trời. Người dân có thể tham khảo thông tin ở đâu nhanh nhất trước khi quyết định làm điện mặt trời?

Ông Nguyễn Văn Lý: Hiện EVN đã xây dựng nền tảng điện mặt trời với tên gọi EVNSOLAR (tại website https://solar.evn.com.vn) giúp khách hàng tra cứu thông tin về năng lượng ÐMTMN như: cơ sở pháp lý; đối tác tư vấn cung cấp thiết bị, vật tư; đối tác thi công; đối tác hỗ trợ tài chính… Từ nền tảng này, khách hàng dễ dàng kết nối lựa chọn nhà thầu lắp đặt uy tín, có giá thành hợp lý; các ngân hàng, tổ chức tài chính hỗ trợ tín dụng cho việc đầu tư lắp đặt ÐMTMN. Ngoài ra, sau khi nghiệm thu đưa vào vận hành, mỗi chủ đầu tư sẽ được cấp tài khoản để phản hồi và đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà thầu trên nền tảng EVNSOLAR. Chúng tôi mong khách hàng tham khảo thông tin trên trang này để được tư vấn và có quyết định đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, với đội ngũ nhân viên của EVNSPC sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, hướng dẫn cho quý khách hàng, doanh nghiệp quan tâm, muốn chia sẻ thông tin về điện mặt trời trên nền tảng EVNSOLAR.
Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời - ảnh 3
Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời - ảnh 4
Điện lực miền Nam với khát vọng ‘phủ sóng’ điện mặt trời - ảnh 5

Khu vực phía nam đang chiếm gần 50% tổng công suất điện mặt trời toàn quốc  NG.NGA

– EVNSPC có khuyến nghị gì liên quan phát triển ÐMTMN?

Ông Nguyễn Văn Lý: Hiện EVN đã ban hành tạm bộ tiêu chuẩn về thiết bị ÐMTMN như pin, bộ chuyển đổi năng lượng… Ðể có cơ sở pháp lý, rất cần cấp có thẩm quyền sớm ban hành bộ tiêu chuẩn chung cho các thiết bị trên. Thứ hai, cần có cơ chế cho phép chuyển đổi những vùng đất nông nghiệp kém hiệu quả sử dụng vào mục đích phát triển năng lượng điện mặt trời. Thứ ba, xem xét có cơ chế để khuyến khích cơ quan, đơn vị hành chính các địa phương lắp đặt ÐMTMN tại cơ sở làm việc. Thứ tư, có cơ chế để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ về mặt tài chính nhằm khuyến khích hộ gia đình lắp đặt ÐMTMN thời gian tới.
• Trong tháng 8, EVNSPC đã ký biên bản lắp đặt công tơ 2 chiều với 9.066 khách hàng, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 275.651 kWp. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, EVNSPC đã ký với 11.781 khách hàng, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 350.270 kWp.
• Từ năm 2017 đến tháng 8.2020, tổng số khách hàng lắp đặt điện mặt trời là 22.400 khách hàng với tổng công suất tấm pin lắp đặt là 556MWp.
• Sản lượng khách hàng phát lên lưới trong tháng 8 là 39,1 triệu kWh, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8.2020 là 195,31 triệu kWh.
• Đến nay EVNSPC đã thanh toán 350,6 tỉ đồng cho 19.685 khách hàng đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà.
Ngày 28.9, phát biểu tại hội thảo giới thiệu đề án “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Quy hoạch điện VIII), Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng thông tin, chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030, dự kiến tổng công suất nguồn điện sẽ tăng thêm khoảng 80.000 MW so với năm 2020, trong đó nguồn điện mặt trời, điện gió dự kiến tăng thêm khoảng gần 30.000 MW. Quy hoạch điện VIII là quy hoạch hạ tầng phát triển điện lực quốc gia, là quy hoạch có tính hệ thống rất cao, có sự gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch ngành khác như than, dầu khí, năng lượng tái tạo, giao thông, không gian đô thị… Thế nên, để bản Quy hoạch điện VIII có hiệu quả, có tính khả thi cao, cần thiết phải có những cơ chế, chính sách cụ thể và rất đặc thù để có thể triển khai thành công các dự án điện trong giai đoạn tới.
HOÀNG HY
TNO