23/01/2025

Ấn Độ mở đường hầm có thể rút ngắn thời gian điều binh đến sát Trung Quốc

Ấn Độ mở đường hầm có thể rút ngắn thời gian điều binh đến sát Trung Quốc

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay 3.10 tham gia khánh thành đường hầm Atal ở dãy Himalaya giúp giảm đáng kể thời gian điều động binh sĩ đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc trong bối cảnh hai bên có căng thẳng biên giới.
Đường hầm Atal ở Ấn Độ là đường hầm dài nhất thế giới, với chiều dài 9,02 km /// Chụp từ clip
Đường hầm Atal ở Ấn Độ là đường hầm dài nhất thế giới, với chiều dài 9,02 km CHỤP TỪ CLIP
Đường hầm Atal là đường hầm dài nhất thế giới, với chiều dài 9,02 km, kết nối thung lũng Solang với khu Sissu trong huyện Lahaul và Spiti thuộc bang Himachal Pradesh, phía bắc Ấn Độ, theo báo The Indian Express.
Đường hầm này được xây ở độ cao 3.000 m, nằm trên một trong hai tuyến đường chính đưa binh sĩ Ấn Độ đến  các khu vực biên giới ở vùng Ladakh trong khu Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Vụ ẩu đả ở Ladakh vào ngày 15.6 đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và một số binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng.
Đường hầm Atal, với vốn đầu tư 400 triệu USD, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa hai điểm nói trên tới 46 km và rút ngắn thời gian từ gần 4 tiếng đồng hồ trước đây xuống còn khoảng 15 phút. Đường hầm hai lằn xe này có thể xử lý khoảng 3.000 xe hơi và 1.500 xe tải/ngày, với vận tốc tối đa 80 km/giờ.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Modi nhấn mạnh đường hầm Atal sẽ giúp củng cố cơ sở hạ tầng biên giới và việc kết nối ở các khu vực biên giới có liên quan trực tiếp tới an vấn đề an ninh.
Ấn Độ mở đường hầm có thể rút ngắn thời gian điều binh đến sát Trung Quốc - ảnh 1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thị sát đường hầm Atal ngày 3.10   CHỤP TỪ CLIP

Đường hầm Atal nằm trong nỗ lực của New Delhi bắt kịp tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở phía bên kia biên giới, theo AFP. Trong 6 năm qua, chính quyền của Thủ tướng Modi phát triển nhiều dự án ở gần khu vực biên giới, trong đó có nhiều cây cầu, con đường và đường băng.
VĂN KHOA
TNO