12/01/2025

‘Bộ tứ an ninh’ liên thủ toàn diện

‘Bộ tứ an ninh’ liên thủ toàn diện

Tuần qua, Đại sứ Nhật tại Ấn Độ và Bộ trưởng Quốc phòng nước sở tại đã ký kết thoả thuận cung cấp hậu cần và hỗ trợ đối ứng giữa Lực lượng phòng vệ Nhật Bản với Lực lượng vũ trang Ấn Độ. 
Nhật - Ấn ký thỏa thuận Thu nhận và dịch vụ tương hỗ /// Chụp màn hình Financial Express
Nhật – Ấn ký thỏa thuận Thu nhận và dịch vụ tương hỗ  CHỤP MÀN HÌNH FINANCIAL EXPRESS
Thỏa thuận này thường được gọi là “Thu nhận và dịch vụ tương hỗ” (ACSA) và đóng dấu mốc quan trọng đối với an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Cụ thể hơn, ACSA giúp Nhật Bản và Ấn Độ có thể tiếp cận căn cứ quân sự của nhau, chia sẻ hậu cần, vận tải (bao gồm cả vận tải đường không), nhiên liệu, hệ thống thông tin liên lạc… Từ đó, hai quốc gia tiến thêm một bước trong việc trở thành đồng minh của nhau.
Thỏa thuận này không giới hạn trong quan hệ song phương. Bởi thực tế Ấn Độ đã ký thỏa thuận tương tự với Mỹ, Úc. Rồi Mỹ – Úc, Mỹ – Nhật và Nhật – Úc cũng đều đã ký ACSA song phương. Vì vậy, việc Nhật – Ấn vừa ký ACSA đã hoàn thiện một hệ thống ACSA giữa cả 4 thành viên trong “Bộ tứ an ninh” của chiến lược Indo-Pacific.
Cho đến nay, các thỏa thuận trên chủ yếu tập trung vào hợp tác trong thời bình. Nhưng sự phối hợp giữa nhiều lực lượng vũ trang trong thời bình có ý nghĩa trong việc ngăn chặn những hành vi xâm lược và thể hiện tinh thần sẵn sàng ứng chiến. Vì thế, đối với chiến lược Indo-Pacific nhằm chống lại sự trỗi dậy cùng những hành vi của Trung Quốc, thỏa thuận trên là dấu mốc quan trọng.