24/01/2025

Bỏ vô ích được hữu ích

Bỏ vô ích được hữu ích

Quyết định của Mỹ dỡ bỏ biện pháp cấm vận vũ khí đối với CH Síp khiến EU hoan hỉ bao nhiêu thì lại làm cho Thổ Nhĩ Kỳ bực bội bấy nhiêu. 
Xe tăng của quân đội CH Síp duyệt binh nhân ngày độc lập năm 2018 /// Reuters
Xe tăng của quân đội CH Síp duyệt binh nhân ngày độc lập năm 2018  REUTERS
Mức độ phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ rất quyết liệt và nhanh chóng. Đảo Síp bị chia cắt từ năm 1974 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội đến đảo. Kết quả của tình trạng chia cắt này là trên đảo hiện có một chính thể được Mỹ công nhận và trở thành thành viên của EU ở phần phía nam đảo, trong khi ở phần phía bắc đảo có một chính thể khác được duy nhất Thổ Nhĩ Kỳ công nhận.
Cũng từ năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ duy trì triển khai lực lượng quân đội khoảng 35.000 lính ở nơi này. Năm 1987, Mỹ áp dụng biện pháp cấm vận vũ khí với Síp để gây áp lực đối với cả hai miền trên đảo nhằm buộc họ phải đi vào đàm phán hòa bình trực tiếp với nhau hướng tới mục tiêu tái thống nhất. Khi ấy, Síp – chính xác hơn là phần phía nam của đảo – chưa được kết nạp vào EU – và Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của Mỹ trong NATO (từ năm 1952).
Cho tới khi Síp được kết nạp vào EU hồi năm 2004, biện pháp chính sách này của Mỹ không còn tác dụng trên thực tế bởi Síp tuy không ở trong NATO nhưng hoàn toàn có thể dựa cậy vào EU về đảm bảo an ninh. Bây giờ, Mỹ quyết định bỏ chính sách này vì nó đã vô ích từ lâu, nhưng việc hủy bỏ nó lại có tác dụng mới đối với Mỹ. Trước hết là tạo ra được thêm một con bài đắc dụng nữa cho Mỹ xử lý quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó, Mỹ có thể khoét sâu mối bất hòa giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU và đồng thời có được biểu hiện chủ ý tranh thủ Síp.
PHẠM LỮ
TNO