23/12/2024

WHO nói gì về vắc xin ngừa Covid-19 của Nga

WHO nói gì về vắc xin ngừa Covid-19 của Nga

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vắc xin ngừa Covid-19 do Nga phát triển cần được kiểm tra nhiều khâu để được WHO cấp phép xuất khẩu.
Vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga /// AFP
Vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga  AFP
Người phát ngôn WHO Tarik Jasarevic ngày 11.8 cho biết đang liên lạc chặt chẽ với cơ quan y tế Nga về loại vắc xin ngừa Covid-19 mà Moscow vừa cấp phép.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay trước đó thông báo Bộ Y tế nước này đã phê chuẩn vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên của thế giới mang tên Sputnik V, do Viện Gamaleya của Nga phát triển.
AFP dẫn lời ông Jasarevic cho biết WHO đang thảo luận với phía Nga về tiến trình cấp phép trước (pre-qualification) cho vắc xin Sputnik V.
WHO nói gì về vắc xin ngừa Covid-19 của Nga - ảnh 1

Nhà khoa học nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 tại phòng thí nghiệm của Viện Gamaleya ở Moscow  REUTERS

Theo vị quan chức WHO, vắc xin để được cấp phép theo tiêu chuẩn của WHO cần trải qua quá trình kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt toàn bộ dữ liệu về tính an toàn và độ hiệu quả của vắc xin trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Ông Jasarevic cho biết mỗi nước có các cơ quan cấp phép sản xuất thuốc và vắc xin riêng và WHO cũng có cơ quan tương tự. Các nhà sản xuất thường xin giấp phép sản xuất của WHO vì đây được đánh giá là con tem đảm bảo chất lượng của vắc xin.
Hiện tại, có tổng cộng 165 loại vắc xin ngừa Covid-19 đang được phát triển toàn cầu, theo số liệu cập nhật đến ngày 31.7 của WHO. Trong số đó, 139 loại trong giai đoạn tiền thử nghiệm lâm sàng và 26 loại đang được thử nghiệm trên người.
Vắc xin của Nga thuộc nhóm chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên. Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết sẽ bước thẳng vào giai đoạn 3 vào ngày 12.8 và việc sản xuất đại trà dự kiến bắt đầu từ tháng 9.
RDIF là đơn vị cấp kinh phí cho việc phát triển vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik V. Ông Dmitriev nói Nga sẽ phối hợp với 5 nước để phát triển hơn 500 triệu liều mỗi năm và sau đó gia tăng năng suất.
BẢO VINH
TNO