23/12/2024

Mỹ căng thẳng vì ngân sách cứu trợ Covid-19

Mỹ căng thẳng vì ngân sách cứu trợ Covid-19

Tại Mỹ, các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hoà chưa thể đạt được sự đồng thuận về dự luật ngân sách cứu trợ Covid-19.
Các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 ở TP.Houston, bang Texas /// Ảnh: AFP
Các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 ở TP.Houston, bang Texas  ẢNH: AFP
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows (đảng Cộng hòa) hôm qua 29.7 có cuộc đàm phán căng thẳng với hai lãnh đạo đảng Dân chủ tại Quốc hội: Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo đảng Dân chủ thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer, theo Reuters.

Nhiều nước siết chặt các quy định phòng dịch

Mỹ căng thẳng vì ngân sách cứu trợ Covid-19 - ảnh 1

Người dân đeo khẩu trang trên đường phố ở vùng Quiberon, miền tây Pháp  ẢNH: AFP

 

Nhiều nước triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống dịch nhằm ngăn làn sóng Covid-19 thứ hai. AFP hôm qua đưa tin Đức yêu cầu người dân đeo khẩu trang ngoài trời ở bất cứ nơi nào không thể duy trì giãn cách xã hội.
Tại Bỉ, từ ngày 29.7, việc tiếp xúc bên ngoài phạm vi gia đình chỉ được giới hạn trong 5 người, quy định này có hiệu lực trong 4 tuần. Lâu nay, mỗi người dân tại Bỉ được phép tiếp xúc 15 người khác. Các biện pháp này không được áp dụng đối với trẻ dưới 12 tuổi. Ngoài ra, các sự kiện cộng đồng diễn ra trong nhà chỉ được phép tập trung tối đa 100 người và sự kiện ngoài trời là 200 người, theo Đài Euronews.
Nhà chức trách Pháp và Bỉ cùng khuyến cáo người dân hủy kế hoạch nghỉ hè tại TP.Barcelona (Tây Ban Nha) và các bãi biển gần đó, do khu vực này có lượng lớn người tụ tập nên khó thực hiện giãn cách xã hội. Pháp phạt 135 euro (khoảng 3,7 triệu đồng) đối với những ai không đeo khẩu trang ở không gian kín nơi công cộng.
Tại Ý, giới chức vùng Campania áp mức phạt 1.000 euro đối với những ai không đeo khẩu trang. Tại Iran, việc đeo khẩu trang là bắt buộc trong không gian công cộng khép kín.
Trung Quốc tiến hành xét nghiệm hàng loạt ở TP.Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) – nơi bùng phát chùm lây nhiễm mới, đồng thời tăng cường kiểm tra du khách đến thành phố này.
Danh Toại

Tuy nhiên, các bên không thể đạt thỏa thuận về số tiền ngân sách hỗ trợ ứng phó Covid-19 và dự kiến tiếp tục vòng đàm phán mới vào sáng 30.7 (theo giờ VN). “Thật đáng buồn khi đảng Cộng hòa đưa ra những đề xuất chỉ góp phần kéo dài sự cực khổ cho hàng triệu lao động và gia đình khắp nước Mỹ”, bà Pelosi cho biết.

Giới quan sát đánh giá vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ nhất trí về dự luật ngân sách cứu trợ Covid-19 trong vòng đàm phán tiếp theo, theo AFP. Cụ thể, các lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Thượng viện muốn xúc tiến gói cứu trợ mới với ngân sách khoảng 1.000 tỉ USD (23,2 triệu tỉ đồng). Trong khi đó, Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đề xuất gói ngân sách ứng phó Covid-19 lên đến 3.000 tỉ USD, lớn nhất từ trước đến nay, phục vụ công tác chống lại đại dịch và cung cấp các khoản hỗ trợ khẩn cấp cho hàng triệu người dân Mỹ.
Bên cạnh đó, hai đảng chính trị tranh cãi gay gắt về khoản trợ cấp thất nghiệp, vốn là một phần trong dự luật cứu trợ Covid-19. Vào cuối tháng 3, Mỹ đã ban hành đạo luật trợ cấp thất nghiệp 600 USD/tuần nhằm giải cứu hàng triệu lao động Mỹ đột ngột mất việc vì đại dịch. Chương trình trợ cấp này sẽ hết hạn vào ngày 31.7.
Đảng Dân chủ muốn gia hạn chương trình 600 USD/tuần thêm vài tháng nữa. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa cho rằng điều này có thể khiến một số người lao động thu nhập thấp không muốn đi làm và đề xuất giảm xuống còn 200 USD/tuần. Ngoài trợ cấp thất nghiệp, các nghị sĩ đang tranh cãi về một kế hoạch của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn khả năng doanh nghiệp, trường học bị kiện quy trách nhiệm về quyết định mở cửa lại trong đại dịch Covid-19.
Kể từ khi Covid-19 lần đầu tiên bùng phát ở Mỹ vào tháng 1, đến nay nước này ghi nhận hơn 4,3 triệu ca nhiễm và hơn 149.000 người chết, cao nhất thế giới. Riêng trong ngày 28.7, Mỹ ghi nhận hơn 60.000 ca nhiễm mới và 1.592 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức cao nhất trong một ngày kể từ tháng 5.
PHÚC DUY
TNO