28/01/2025

Sự bá quyền của luật an ninh mới

Sự bá quyền của luật an ninh mới

Trung Quốc muốn dùng luật an ninh mới để hạn chế cả những tiếng nói từ bên ngoài.
Tuần hành tại Hồng Kông ngày 1.7.2020 nhân 23 năm ngày Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc /// Reuters
Tuần hành tại Hồng Kông ngày 1.7.2020 nhân 23 năm ngày Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc REUTERS
Một ngày trước kỷ niệm 23 năm Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc (1.7.1997 – 1.7.2020), nước này chính thức thông qua luật an ninh mới nhằm “vãn hồi trật tự” để mang lại “ổn định” cho đặc khu bằng cách hình sự hóa những hành vi mà Bắc Kinh cho là “đe dọa ổn định xã hội”.
Vấn đề là bất cứ ai, ngay cả không sinh sống tại Hồng Kông hay không phải là công dân Hồng Kông, cũng nằm trong phạm vi xử lý của luật này do Bắc Kinh đặt ra. Không những vậy, luật an ninh mới của Trung Quốc còn xử lý cả các hành vi diễn ra từ trước khi luật được ban hành.
Chính vì thế, ngay cả với giới chuyên gia nghiên cứu học thuật, nếu nghiên cứu về hệ thống chính trị hay các nhóm dân tộc của Trung Quốc, vấn đề Hồng Kông đều đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh xử lý dựa trên luật an ninh mới. Cụ thể, Trung Quốc có thể cho rằng những nghiên cứu đó tạo điều kiện cho lật đổ, ly khai, khủng bố…
Cách viện dẫn như vậy có thể khiến cho giới nghiên cứu, và những người làm trong một số ngành nghề liên quan, trở nên e ngại khi thảo luận các vấn đề về Trung Quốc. Nói một cách dễ hiểu hơn thì Trung Quốc muốn dùng luật an ninh mới để hạn chế cả những tiếng nói từ bên ngoài.

PGS Stephen Robert Nagy

(Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada)