20/11/2024

​’Mổ xẻ’ căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất của Trung Quốc

​’Mổ xẻ’ căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất của Trung Quốc

Căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất của Trung Quốc có bản sao của tòa nhà văn phòng lãnh đạo Đài Loan, tháp Eiffel và một căn cứ không quân giả.
Xe tăng Trung Quốc tập trận tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa /// SCMP
Xe tăng Trung Quốc tập trận tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa SCMP
Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã thiết lập mới và nâng cấp các căn cứ huấn luyện quân sự để hỗ trợ chiến lược hiện đại hóa quân đội. Trong đó, căn cứ Chu Nhật Hòa ở Khu tự trị Nội Mông đã được mở rộng thành căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc. Căn cứ này có diện tích hơn 1.066 km2, gần bằng diện tích đất của Hồng Kông, theo tờ South China Morning Post (SCMP).

Chuẩn bị “cho trận chiến công nghệ cao”

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu lập căn cứ Chu Nhật Hòa, chủ yếu để huấn luyện xe tăng, vào năm 1957. Bốn thập niên sau, giới lãnh đạo Trung Quốc quyết định chuyển đổi căn cứ này thành cơ sở “đẳng cấp số một” đa chức năng nhằm chuẩn bị lực lượng cho những “trận chiến công nghệ cao” trong tương lai, theo chuyên trang War Is Boring. Quyết định được cho là một phần xuất phát từ sự kiện Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 1996 điều một nhóm tác chiến tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan khi có căng thẳng giữa Đài Bắc và đại lục. Đến giữa thập niên 2000, các cơ sở ở căn cứ Chu Nhật Hòa được mở rộng một cách đáng kể về kích cỡ và quy mô, tập trung vào những tính năng mà các lực lượng cần sử dụng khi tham chiến ở khu đô thị.
'Mổ xẻ' căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất của Trung Quốc1

Xe tăng và xe tải Trung Quốc tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa

Đến cuối năm 2014, căn cứ Chu Nhật Hòa tiếp tục được mở rộng nhằm hỗ trợ cho các cuộc tập trận quy mô lớn, trong đó có một ga tiếp tế khổng lồ, có thể cho phép di chuyển nhanh các xe, vũ khí hạng nặng và nhiều thiết bị khác cùng nhân sự. Ở Trung Quốc, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, xe lửa vẫn là phương tiện quan trọng cho việc vận chuyển xe quân sự hạng nặng và những thiết bị khác phục vụ các cuộc tập trận lẫn chiến dịch quân sự.
Trung tâm hành chính quan trọng của Chu Nhật Hòa nằm ở cuối khu vực phía bắc của căn cứ, gồm có một bệnh viện được trang bị đầy đủ và các cơ sở doanh trại. Đây là một trong số những khu vực được mở rộng đáng kể trong 2 thập niên qua. Gần các doanh trại có ít nhất 20 sân bóng rổ. Dù bóng rổ có nguồn gốc từ phương Tây, PLA đã tích cực thúc đẩy môn thể thao này tại các căn cứ quân sự.

Khu “gây tò mò, thú vị nhất”

Những cơ sở độc nhất, gây tò mò và thú vị nhất được cho là nằm ở phần cuối phía nam của căn cứ. Đây là khu dành cho việc huấn luyện tác chiến ở thành thị, trong đó có bản sao tòa nhà văn phòng lãnh đạo Đài Loan ở Đài Bắc. Hồi tháng 7.2015, truyền hình trung ương Trung Quốc chiếu đoạn phim cho thấy binh sĩ tấn công vào tòa nhà văn phòng lãnh đạo Đài Loan giả ở căn cứ Chu Nhật Hòa, động thái được cho là nhằm gửi cảnh báo tới giới chức Đài Loan muốn độc lập, theo War Is Boring.
'Mổ xẻ' căn cứ huấn luyện quân sự lớn nhất của Trung Quốc2

Binh sĩ Trung Quốc tấn công vào bản sao tòa nhà văn phòng lãnh đạo Đài Loan ở căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa

Tiến về phía nam, qua các cấu trúc liên quan Đài Loan là một căn cứ không quân giả. Đây được xem là cơ sở rất quý giá để hỗ trợ các đơn vị của PLA huấn luyện tấn công và kiểm soát các sân bay của đối phương. Với đường băng dài hơn 3 km, PLA có thể cho máy bay cỡ lớn như máy bay vận tải quân sự Y-20 hạ cánh xuống căn cứ Chu Nhật Hòa nhằm phục vụ mục đích huấn luyện.
Một cơ sở gây tò mò khác ở Chu Nhật Hòa là tháp kim loại trông như bản sao của tháp Eiffel ở Paris (Pháp), được dựng lên vào năm 2010. Tháp này có thể là nơi các chỉ huy quân đội, vị khách quan trọng và phái đoàn nước ngoài quan sát các cuộc diễn tập ở căn cứ Chu Nhật Hòa.
Các dạng tập trận ở Chu Nhật Hòa
Căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa tổ chức cuộc tập trận tác chiến thực tế trong hơn 10 năm qua, cho phép binh sĩ luyện tập với nhiều địa hình khác nhau như sa mạc, đồng cỏ, cao nguyên và thung lũng. Các cuộc tập trận gồm có tác chiến hạt nhân, hóa học và sinh học giả và tác chiến ở khu đô thị. Trong các trận chiến giả, lực lượng đỏ (đại diện cho PLA) đấu với lực lượng xanh và thường giành chiến thắng, theo SCMP. Hai bên dùng xe tăng, xe bọc thép, pháo và một số vũ khí khác để chiến đấu. Hai bên cũng có thiết bị tác chiến điện tử và giám sát trên không. Nhằm bắt chước quân đội Mỹ tốt hơn, lực lượng xanh được cung cấp vũ khí và pháo nâng cấp, trong đó có xe tăng ZTZ-96A, pháo tự hành Type-07 và hệ thống cảnh báo sớm.
VĂN KHOA
TNO