22/01/2025

Cho nhập heo sống, heo hơi ‘nghỉ mệt’ ở mức 100.000 đồng/kg

Cho nhập heo sống, heo hơi ‘nghỉ mệt’ ở mức 100.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31.5 sau 3 tuần tăng “điên cuồng” tạm “nghỉ mệt” ở mức cao chót vót 100.000 đồng/kg tại nhiều địa phương.
Heo sống nếu được nhập về cũng phải cách ly 30 ngày trước khi bán ra thị trường /// Ảnh: Lam Nghi
Heo sống nếu được nhập về cũng phải cách ly 30 ngày trước khi bán ra thị trường  ẢNH: LAM NGHI

Giữa tháng 7 mới có heo sống nhập ngoại

Ông Sơn – thương lái khu vực Đồng Nai cho biết: “Giá heo hơi cao nhất ở miền Nam, lên đến 100.000 đồng/kg, đã ghi nhận tại 8 tỉnh thì nay chỉ còn 5 địa phương. Thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ “nghỉ mệt” thì có: “Kiểu như tăng riết mệt quá, nghỉ tạm hôm lấy đà vậy, chứ nói giá heo giảm chưa thấy”- ông Sơn ví von.
Giá heo hơi tại các tỉnh vùng Tây Nam bộ hôm nay (31.5) vẫn dao động 95.000 – 97.000 đồng/kg; khu vực miền Đông Nam bộ 95.000 – 100.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá toàn miền đang ở mức cao chót vót, 95.000 – 100.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, sau khi xuất hiện mức cao nhất 105.000 đồng/kg, giá heo hôm nay chững lại, dao động 97.000 – 100.000 đồng/kg.
Tại miền Trung và Tây nguyên, heo hơi ngày Chủ nhật (31.5) dao động 93.000 – 99.000 đồng. Theo phản ánh của một số hộ chăn nuôi, mức giá này có “hạ nhiệt” vài giá so với mức tăng cao trong tuần 2 – 6 giá. Song nếu so với giá cuối tuần trước, giá heo hơi trung bình tại khu vực miền Trung đã tăng 1 – 2 giá. Leo lên 93.000 đồng/kg. Thị trường miền Trung và Tây Nguyên hiện vẫn được coi là khu vực có giá heo hơi thấp nhất trên cả nước tính đến hôm nay.
Ngày 28.5, Bộ NN-PTNT chính thức cho nhập heo sống để giảm nhiệt thị trường heo hơi. Các doanh nghiệp nhập khẩu heo sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc ở trong nước, thực hiện cách ly heo sống nhập khẩu 30 ngày. Như vậy, phải qua giữa tháng 7 mới có heo sống “ngoại” chính thức ra thị trường. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức cho nhập heo sống từ nước ngoài vào.

“Thỏa mãn” sở thích dùng thịt heo “nóng” của người tiêu dùng

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, tính đến hết ngày 22.5 lượng thịt heo nhập khẩu là 67.000 tấn, tăng rất mạnh so với cùng kỳ nên việc nhập heo sống được cho là giúp thỏa mãn sở thích dùng thịt heo “nóng” của người tiêu dùng. Các nhà nhập khẩu thịt đông lạnh cho biết sản lượng bán ra chủ yếu vẫn nhóm khách hàng cũ: bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, căn tin… Lượng tiêu thụ tăng 50% so với mùa cách ly (1-22.4) toàn xã hội vì dịch. Khách hàng mới là người tiêu dùng đi chợ hằng ngày vẫn không tăng.
Cho nhập heo sống, heo hơi ‘nghỉ mệt’ ở mức 100.000 đồng/kg - ảnh 1

Thịt heo đông lạnh được rã đông rồi không thể cấp đông lại để trữ, theo khuyến cáo của người bán  ẢNH: LAM NGHI

Ông Trần Thanh Phong – Giám đốc Công ty Thiên Bút – đơn vị chuyên nhập khẩu thịt đông lạnh các loại cho biết: “Thịt nhập vẫn rất khó có cửa chen chân vào siêu thị bởi ưu tiên của các siêu thị vẫn phải là thịt “nóng”. Chưa kể thịt heo đông lạnh nếu đã rã đông, cắt miếng đóng gói, phải bỏ lạnh bán ngay chứ không thể nào tái cấp đông lại được. Vì thế, hàng đưa vào siêu thị chỉ vài ba thùng, rã đông bán trong 1-2 ngày hết thì ngon. Nếu siêu thị đổi trả về chỉ có bỏ, không bán cho ai được nữa”. Thế việc nhập khẩu heo sống là để đáp ứng nhu cầu thị trường với mặt hàng này.

Dự kiến, heo sống sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan, Campuchia và Lào vào Việt Nam, chủ yếu nguồn heo sống từ Thái qua Campuchia để vào Việt Nam.
LAM NGHI
TNO