24/12/2024

Trẻ gặp 5 chấn thương này, nên đưa tới bệnh viện ngay!

Trẻ gặp 5 chấn thương này, nên đưa tới bệnh viện ngay!

Sơ cứu tại nhà được khuyến khích trong nhiều tình huống nhưng dưới đây là một số chấn thương hay gặp ở trẻ em mà cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế, tìm sự trợ giúp của bác sĩ.
Đừng bao giờ chủ quan với các chấn thương của trẻ /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng bao giờ chủ quan với các chấn thương của trẻ  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nkeiruka Orajiaka là bác sĩ nhi khoa, thạc sĩ Sức khỏe Cộng đồng Đại học Columbia (Mỹ), cảnh báo các bậc phụ huynh nên chú ý khi con bị 5 loại chấn thương dưới đây, theo Motherly.

1. Vết cắt hoặc vết rách

Nếu chỉ là một vết trầy xước, bạn có thể làm sạch tại nhà. Nhưng nếu thấy da bị rách hở, các mô bị đứt và bạn không chắc chắn về mức độ nghiêm trọng của vết thương, tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sự nhanh nhạy ấy nhằm tránh các biến chứng và vì bạn không thể tự chẩn đoán xem liệu vết cắt có cần khâu hay không, xử lý ra sao để hạn chế sẹo…

2. Chấn thương xương

Xương gãy rất dễ nhận thấy ở một số trẻ. Nhưng đối với một số trẻ mới biết đi hoặc thanh thiếu niên có khả năng chịu đau cao, thì ban đầu chúng chỉ đi khập khiễng và sau một khoảng thời gian mới kêu ca đau.
Do vậy, nếu bạn thấy những bất thường nhỏ ở xương hoặc những thay đổi trong cách con bạn đi lại thì nên đưa con đi kiểm tra ngay và luôn.
Những biểu hiện chấn thương xương rõ ràng cần được cấp cứu: đau dữ dội, không thể di chuyển, chi bị ảnh hưởng, xuất hiện sưng hoặc khác biệt về diện mạo ở khu vực bị ảnh hưởng, theo Motherly.

3. Bỏng

Nếu con bạn bị bỏng (kể cả cháy nắng nghiêm trọng) và bạn không chắc nó tệ đến mức nào, hãy giao cho bác sĩ kiểm tra. Vết bỏng càng lâu và không được đánh giá, làm sạch đúng cách thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao.

4. Chấn thương đầu

Nếu con bạn bị chấn thương đầu, liên hệ với bác sĩ để mô tả chấn thương và nguyên nhân vết thương. Hầu hết các trường hợp té ngã và chấn thương đầu không cần can thiệp ngoài việc nghỉ ngơi và kiểm soát cơn đau, nhưng bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá xem tác động thật sự mà mắt thường không thấy được.
Nếu con bạn tiếp tục than hoặc khóc do đau đầu (ngay cả sau khi kiểm soát cơn đau và nghỉ ngơi), nôn mửa liên tục hoặc có hành động khác đi, trẻ cần được đưa đến phòng cấp cứu ngay, theo Motherly.

5. Động vật cắn

Vết cắn của động vật cần khâu hoặc không (tùy thuộc vào vị trí và độ sâu của vết thương) và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn từ miệng của động vật. Không có những điều này, da trẻ dễ nhiễm khuẩn. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Khi nào cần gọi cấp cứu ngay?

Chấn thương bao gồm các biểu hiện sau: trẻ bất tỉnh, co giật liên tục sau khi bị chấn thương đầu, té ngã từ trên cao và bị đau cổ, bỏng nghiêm trọng hoặc bỏng liên quan đến nhiều vùng trên khuôn mặt, chấn thương xương, bất kỳ vết thương ở bụng hoặc ngực và bất kỳ vết rách nào chảy máu nghiêm trọng… Khi trẻ có các biểu hiện trên thì nên gọi cấp cứu ngay, theo Motherly.
TẠ BAN
TNO