20/11/2024

Cần làm những xét nghiệm nào để phát hiện sớm những bệnh hiểm nghèo?

Cần làm những xét nghiệm nào để phát hiện sớm những bệnh hiểm nghèo?

Để bảo vệ bản thân luôn khoẻ mạnh, Brightside khuyên nên làm 8 xét nghiệm sau đây, nhằm phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và giảm nguy cơ mắc những bệnh hiểm nghèo.
Các chuyên gia khuyên nên làm 8 xét nghiệm sau để phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Các chuyên gia khuyên nên làm 8 xét nghiệm sau để phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

1. Kiểm tra da

Theo kết quả của một nghiên cứu, nên kiểm tra da mỗi tháng một lần bắt đầu từ 18 tuổi. Việc kiểm tra sẽ dựa trên các yếu tố như:
• Thường xuyên phơi nắng
• Tiền sử gia đình bị ung thư da
• Có nước da trắng
• Xuất hiện nhiều nốt ruồi bất thường
• Tiền sử da bị bệnh phồng giộp, đặc biệt là vào những năm đầu đời.
Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra da trên toàn bộ cơ thể, gồm cả da đầu, vùng kín và giữa các ngón chân, để tìm kiếm sự phát triển bất thường của nốt ruồi hoặc tổn thương da, theo Brightside.

2. Kiểm tra cholesterol

Cholesterol được đo bằng cách xét nghiệm máu và có thể phải nhịn ăn trong 9 đến 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, tất cả người trưởng thành trên 35 tuổi nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 5 năm. Trong một vài trường hợp có thể bắt đầu kiểm tra ở tuổi 20 nếu có một trong các yếu tố sau:
• Bị bệnh tiểu đường
• Hút thuốc
• Chỉ số khối cơ thể trên 30
• Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ
• Có người thân bị nhồi máu cơ tim

3. Khám vùng chậu và phết tế bào Pap

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên đi khám phụ khoa hoặc làm phết tế bào Pap mỗi 3 năm, để kiểm tra các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, theo Brightside.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, trong 50 năm qua, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm hơn 74% nhờ phết tế bào Pap.

4. Bệnh tiểu đường

Tất cả người trưởng thành nên được kiểm tra bệnh tiểu đường ít nhất 2 lần một năm.
Nhưng phải kiểm tra ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
• Luôn khát nước
• Luôn cảm thấy mệt mỏi
• Cảm thấy rất đói, ngay cả sau khi ăn
• Mờ mắt
• Đi tiểu thường xuyên
• Vết thương lâu lành
Huyết áp cao hơn 135/80 mm Hg có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

5. Viêm gan

Gan bị viêm do nhiễm virus, nhưng cũng có những nguyên nhân gây viêm gan khác.
Ở nhiều người, bệnh gan diễn biến rất thầm lặng. Nếu không có triệu chứng, viêm gan C có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan nếu không được điều trị, theo Brightside.
Nhiều người thậm chí còn không biết mình bị viêm gan.

6. Bệnh ung thư máu

Có 137 loại ung thư máu khác nhau, nhưng có 3 loại chính là ung thư bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.
Ung thư máu thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu đơn giản, nhằm mục địch:
• Chẩn đoán một số bệnh ung thư máu, như bệnh bạch cầu và ung thư hạch
• Tìm hiểu xem ung thư đã di căn đến tủy xương chưa
• Xác định mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị ung thư của bệnh nhân ung thư máu
• Chẩn đoán các bệnh khác, không phải ung thư

7. Kiểm tra mật độ xương

Có đến 80% trường hợp bệnh loãng xương là phụ nữ, theo Tổ chức Loãng xương Quốc gia Mỹ.
Chỉ cần chụp X-quang, đo loãng xương bằng xét nghiệm DNA hằng năm.
Nếu chụp X-quang cho thấy bị loãng xương, bác sĩ  sẽ khuyên nên tiêu thụ ít nhất 1.000 mg canxi và 400 đến 800 IU vitamin D mỗi ngày.
Thử nghiệm này rất được khuyến khích cho tất cả người lớn.

8. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên được các bác sĩ khuyên nên làm, để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan, nhiễm trùng đường tiết niệu…, theo Brightside.
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, vì vậy hãy giữ gìn sức khỏe và kiểm tra y tế đều đặn.
THIÊN LAN
TNO