25/12/2024

Trung Quốc không còn là ‘công xưởng giá rẻ’

Trung Quốc không còn là ‘công xưởng giá rẻ’

Trả lời Thanh Niên về tình hình kinh tế khu vực, ông Robert Carnell (ảnh) đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn tài chính Ngân hàng ING (Hà Lan), đã đưa ra nhận định trên.
Trung Quốc không chỉ trải qua cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ mà còn gặp không ít khó khăn vì đại dịch. /// Reuters
Trung Quốc không chỉ trải qua cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ mà còn gặp không ít khó khăn vì đại dịch.  REUTERS
Trung Quốc không còn là 'công xưởng giá rẻ' - ảnh 1

Ảnh: ING

Bệnh dịch Covid-19 lan rộng, rất nhiều thảo luận đề cập mô hình kinh tế với thực trạng “bình thường mới”. Ông nghĩ sao về điều đó?
Khái niệm “bình thường mới” có thể hiểu đơn giản là nền kinh tế sẽ có những điểm khác so với cũ.
Một số biện pháp giãn cách xã hội sẽ còn tiếp tục trong tương lai gây ảnh hưởng đến hầu hết các loại hoạt động giải trí từ du lịch đến nhà hàng khách sạn, thậm chí cả thể thao. Vì thế, các hoạt động này sẽ bị sụt giảm doanh thu, lợi nhuận, đồng thời khiến giá cả các dịch vụ này có thể tăng lên. Tuy nhiên, không thể xem việc tăng giá này là lạm phát mà chỉ là một hiệu ứng mức giá.
Về sản xuất, các chuỗi cung ứng có thể đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng, tức sẽ có xu thế tăng cường sản xuất tự cung cho từng khu vực, nhằm đảm bảo phòng ngừa việc không nhập khẩu kịp hàng hóa như từng xảy ra trong đại dịch vừa qua. Đồng thời mức tồn kho cũng có thể được duy trì lớn hơn. Tất cả điều này cũng có thể khiến giá cả tăng cao hơn. Nhưng một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh đây là hiệu ứng điều chỉnh giá, chứ không phải hình thành thời kỳ lạm phát tăng cao.
Bên cạnh đó, sau đại dịch, mức nợ của các doanh nghiệp cũng tăng cao hơn. Từ đó, các chính phủ có thể nắm giữ cổ phần nhiều hơn trong các doanh nghiệp vì phải bỏ tiền mua lại cổ phần nhằm giúp doanh nghiệp không bị phá sản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngành hàng không.
Điều đó tạo ra tác động như thế nào đối với kinh tế châu Á nói chung và ASEAN nói riêng?
Rõ ràng, chuỗi cung ứng – sản xuất sẽ chuyển dịch sang ASEAN nhiều hơn. Trung Quốc không còn là “công xưởng giá rẻ”, bởi nước này không chỉ trải qua cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ mà còn gặp không ít khó khăn vì đại dịch. Niềm tin của quốc tế vào Trung Quốc đã bị tổn hại. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một thị trường rất lớn cho hàng hóa trung gian và cuối cùng. Vì thế, chuỗi cung ứng sản xuất vẫn duy trì một mức độ đáng kể ở Trung Quốc để giảm thiểu chi phí vận chuyển. Trong khi đó, ASAEN cần tăng cường hợp tác để đón đầu những thay đổi.
Chính phủ các nước ASEAN nên làm gì để theo kịp sự thay đổi của mô hình “bình thường mới”?
Hiện tại, vai trò của các chính phủ là đảm bảo nền kinh tế vượt qua được giai đoạn khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Vì thế, các chính phủ cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ để hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng của đại dịch đối với nguồn vốn và lao động cho nền kinh tế. Tất cả nhằm giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh nhất có thể.
Cụ thể là chính phủ các nước cần cung cấp thanh khoản, hoãn thuế và thậm chí chính phủ có thể trở thành một khách hàng để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tránh rơi vào tình trạng phá sản.
NGÔ MINH TRÍ
TNO