Theo
South China Morning Post, suốt nhiều tháng, chuyên gia vắc xin Sarah Gilbert chạy đua với thời gian khi làm việc 7 ngày/tuần để
phát triển vắc xin ngừa Covid-19.
Nữ khoa học gia này cùng các đồng nghiệp tại Đại học Oxford (Anh) đối diện muôn vàn khó khăn về kỹ thuật trong cuộc chiến chống lại
virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) khiến hơn 100.000 người tử vong và khoảng 1,7 triệu người mắc.
Làm được, nhưng thiếu tiền
Tuy nhiên, họ đang đối diện một trở ngại lớn khác là vấn đề tiền. Giáo sư Gilbert ước tính nhóm của bà cần đến 123 triệu USD (2.905 tỉ đồng) đến tháng 6 để có thể phát triển một vắc xin được chứng nhận và phối hợp sản xuất hàng loạt.
Thời hạn này ngắn hơn nhiều so với thời hạn ước tính đưa ra sản phẩm vắc xin ngừa Covid-19 của các
hãng dược lớn như GlaxoSmithKline.
Giáo sư Sarah Gilbert tại Đại học Oxford Ảnh chụp màn hình The Guardian
|
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 60 nhóm khoa học gia tại khoảng 12 nước đang chạy đua phát triển vắc xin Covid-19, trong đó có nhiều công ty dược lớn, nhỏ, các viện nghiên cứu và đại học công.
Giáo sư Gilbert tin rằng nhóm của bà đang dẫn đầu và có thể sớm chứng minh được hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, bà “lạc quan nhưng không tin tưởng” về việc sẽ có được số tiền cần thiết kịp lúc.
“Tôi không nghĩ những người có tiền thực sự hiểu rõ những gì các chuyên gia bào chế vắc xin cần”, bà nhận định.
Nhóm chuyên gia này khởi đầu việc nghiên cứu chỉ với 500.000 USD từ nguồn tiền được cung cấp bởi Hội đồng Nghiên cứu Cơ khí và Khoa học vật lý do chính phủ Anh tài trợ.
“Tôi cho rằng chính phủ nghĩ rằng cái đó để sau. Vì họ đang rất cần máy thở và thiết bị bảo hộ cá nhân, đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể nghĩ vào lúc này”, theo bà Gilbert.
Trong suốt nhiều tuần qua, bà mất nhiều giờ để làm các đơn xin
tài trợ, tìm kiếm các nhà tài trợ và xin phép dùng tiền vào mục đích nghiên cứu vắc xin, thay vì tranh thủ thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Rủi ro, ít lợi nhuận
Trong khi đó, các hãng dược lớn sở hữu đầy đủ phương tiện, tài lực để chi cho các nghiên cứu vắc xin đầy tốn kém thì lại thiếu động lực, vì họ tập trung vào các mảng lợi nhuận cao khi điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường và cholesterol cao.
Từ góc độ
kinh doanh, việc phát triển vắc xin là vô cùng
tốn kém và rủi ro. Sau khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm, vắc xin phải qua 3 công đoạn thử nghiệm lâm sàng, bao gồm giai đoạn thứ 3 là thử nghiệm tính hiệu quả trên một cộng đồng cụ thể.
Các công ty đa quốc gia như Pfizer, GSK và Johnson & Johnson tuyên bố chi từ 1-2 tỉ USD để đưa vắc xin từ phòng thí nghiệm ra
sử dụng phổ biến, quy trình thường mất 5-10 năm hay lâu hơn.
Ông Michael Kinch, hiệu phó Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) cho rằng các hãng dược nói thường xem phát triển vắc xin là rủi ro và ít lợi nhuận.
“
Công nghệ chế hầu hết các vắc xin đều không phát triển như các công nghệ khác vốn đem lại giá thành và doanh thu cao”, ông phân tích.
Người cao tuổi với có bệnh sẵn là những người dễ tử vong vì Covid-19 Reuters
|
Giáo sư Ian Frazer tại Đại học Queensland (Úc) từng tham gia phát minh vắc xin ngừa HPV cũng cho rằng các hãng này chỉ tham gia sản xuất và tiếp thị một sản phẩm nhiều khả năng thành công.
“Các hãng dược lớn thường không còn bộ phận nghiên cứu nữa, họ bỏ khâu đó khi thấy rằng nghiên cứu của họ đắt hơn gấp 3 lần so với nguồn từ các viện nghiên cứu”, ông cho biết, đồng thời cảnh báo việc giảm chi cho lĩnh vực nghiên cứu hàn lâm sẽ khiến nhiều nước thiếu chuẩn bị khi đối đầu với các
mối đe dọa đối với
sức khỏe người dân trong tương lai.
Vẫn còn hy vọng
Xuất phát từ những quan ngại trên, Liên minh Các sáng kiến đối phó dịch bệnh (CEPI) được thành lập vào năm 2016, sau khi dịch Ebola hoành hành giai đoạn 2014-2016 ở Tây Phi khiến hơn 11.000 người thiệt mạng.
Được thành lập bởi chính phủ Na Uy, Quỹ Bill & Melinda Gates, tổ chức Wellcome Trust,
Diễn đàn Kinh tế thế giới và Cục Công nghệ sinh học, CEPI gây quỹ giúp từ các chính phủ và mạnh thường quân nhằm giúp sản xuất vắc xin ngừa các
bệnh dịch mới, vốn thiếu đầu tư từ lĩnh vực tư nhân.
CEPI hiện hỗ trợ phát triển nhiều vắc xin ngừa Covid-19 đang được tiến hành. Tổ chức này đến nay đã cam kết tài trợ 8 dự án liên quan đến vắc xin, trong đó có các đối tác gồm Đại học Queensland, Đại học Hồng Kông và công ty Inovio Pharmaceuticals (Mỹ).
Một chuyên gia tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) nghiên cứu vắc xin Covid-19 Reuters
|
Dự kiến CEPI sẽ giúp sản xuất ít nhất 3 vắc xin Covid-19 có thể được cấp phép sử dụng rộng rãi, trong đó công ty Moderna (Mỹ) vốn chưa thương mại hóa sản phẩm nào và Viện Y tế quốc gia Mỹ hiện đã thử nghiệm lâm sàng được 1 tháng.
Dù có khả năng xảy ra trùng lặp trong nghiên cứu giữa các bên khác nhau, các chuyên gia cho rằng nên tài trợ nhiều dự án. Nguyên nhân do trên thực tế, cứ mỗi 10 vắc xin được tạo ra trong phòng thí nghiệm thì có đến 9 vắc xin không qua được khâu
chứng nhận.
Hiện CPI chỉ mới gây quỹ hơn 1/3 so với con số 2 tỉ USD trong kế hoạch kêu gọi khẩn cấp hôm 14.3 nhằm tài trợ điều chế vắc xin, trong khi số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trên
thế giới đang tăng lên liên tục.