26/12/2024

Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9

Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9

Nhiều giáo viên cho rằng nên giảm số lượng bài kiểm tra để phù hợp với bối cảnh học sinh phải nghỉ học kéo dài cũng như chương trình đã giảm tải.
Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số bài kiểm tra trong học kỳ 2 /// B.THANH

Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số bài kiểm tra trong học kỳ 2  B.THANH

Việc học bị gián đoạn vì dịch Covid-19, kiến thức đã được điều chỉnh theo hướng giảm tải, do vậy nhiều giáo viên có ý kiến nên giảm số bài kiểm tra đối với học sinh.

Giảm từ 1 đến 2 bài kiểm tra 1 tiết

Theo như quy định của Bộ, trong thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch bênh, giáo viên thực hiện các bài giảng online, bài giảng trực tuyến và có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1. Còn bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường thì

Theo giáo viên Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) trong học kỳ 2 của học sinh lớp 9, riêng môn ngữ văn có 9 cột điểm, trong đó 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, thầy cô sẽ căn cứ vào tiến độ bài học online, trực tuyến hay truyền hình để kiểm tra học sinh sao cho nhẹ nhàng, không gây áp lực không đáng có. Nhưng còn lại là các bài kiểm tra 1 tiết, khi trở lại với việc học, các em sẽ phải liên tục làm để hoàn thành, sẽ rất áp lực.

Đặc biệt, thầy Bảo còn cho hay, trong hướng dẫn giảm tải môn ngữ văn lớp 9, các bài kiểm tra về thơ, kiểm tra về truyện, kiểm tra phần tiếng Việt đều được chỉ định “không thực hiện”. Vậy nên theo cô Bảo, nên giảm bớt số cột điểm kiểm tra đối với học sinh, có thể từ 1 đến 2 bài, chẳng hạn.

Tương tự, giáo viên T.T.L, dạy ngữ văn tại Q.9, TP.HCM, nói rằng trong nội dung hướng dẫn giảm tải, bài kiểm tra thường xuyên thì không quy định, còn các bài kiểm tra 1 tiết là bài kiểm tra định kỳ thì không thực hiện. Vậy không biết Bộ có tính toán phương án giảm bài kiểm tra một tiết hay không?

Áp lực lớn nếu thực hiện đủ cột điểm

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), phân tích sau  khi đã giảm tải nội dung chương trình và trong bối cảnh thời gian học tập cũng như hình thức học tập bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn thực hiện đúng chỉ tiêu số cột điểm thì cũng gây khó cho cả giáo viên lẫn học sinh. Theo tôi, nên giảm số cột điểm kiểm tra để thích ứng với thực tế và giảm áp lực cho cả thầy lẫn trò.

Hiện nay, khi thực hiện dạy online, trực tuyến chỉ kiểm tra thường xuyên, giám sát đánh giá thái độ năng lực học tập của học sinh và tinh thần là khi nào đi học trở lại mới kiểm tra định kỳ. Như vậy, lúc đó giáo viên cùng học sinh phải gấp rút bổ sung kiến thức, gấp rút kiểm tra cho đủ số cột và đặc biệt học sinh lớp 12 còn gấp rút ôn thi THPT quốc gia. Tất cả mọi việc đều phải gấp rút thực hiện với cường độ cao, áp lực lên học trò là rất lớn vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu.

Do thời gian không nhiều và cũng không biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc, nên chăng Bộ cân nhắc tính toán sao cho cột điểm bài kiểm tra tỷ lệ thuận với thời gian học tập cho phù hợp.

Ở bậc tiểu học, cô Võ Thị Thùy Linh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay nên giảm tải bài kiểm tra giữa kỳ đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Thực ra, bài kiểm tra này chỉ là bước đệm để giáo viên nắm bắt tình hình học tập, năng lực học tập của học trò. Còn phụ huynh cũng biết để tham gia kèm cặp con em. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì không nên tạo áp lực cũng như thực ra giáo viên vẫn chủ động đánh giá được khả năng của học sinh, qua nhiều hình thức chứ không cứ là bài kiểm tra.

BÍCH THANH

TNO