“Dịch Covid-19 có thể kiểm soát và chữa được. Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân của mình mà còn cả
thế giới”, ông Vương phát biểu tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó Covid-19 tại thủ đô Vientiane (Lào) vào ngày 20.2, theo AFP. Ông Vương cho rằng số ca nhiễm mới đã giảm nhờ “hành động mạnh mẽ” chống lại chủng mới vi rút Corona (nCoV).
Trung Quốc lại thay đổi cách xác nhận ca nhiễm
Khả năng Covid-19 trở thành “bệnh cúm mới”
Trong nghiên cứu trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học y khoa Trung Quốc cho biết họ tìm ra chứng cứ cho thấy nCoV có cơ chế lây nhiễm nhanh “từ người sang người trước khi biểu hiện triệu chứng” tương tự như bệnh cúm hơn là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Kết luận được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích mẫu bệnh phẩm từ mũi và miệng của 18 bệnh nhân nhiễm nCoV.
“Nếu kết quả nghiên cứu được xác nhận thì phát hiện này rất quan trọng”, ông Gregory Poland chuyên gia về vắc xin tại Trung tâm nghiên cứu y khoa Mayo Clinic (Mỹ), nhận xét.
Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) ngày 20.2 thông báo số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở Trung Quốc đại lục tăng lên 2.119 người, theo Reuters. Bên cạnh đó, hơn 74.000 người đã bị nhiễm nCoV ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, chỉ có 394 ca nhiễm mới được xác nhận trong ngày 19.2, giảm mạnh so với 1.749 trường hợp một ngày trước đó và thấp nhất kể từ 23.1.
Lý giải về sự sụt giảm này, NHC cho biết ban đầu họ dùng xét nghiệm a xít nuclêic nhưng mất nhiều ngày mới có kết quả và thiếu hụt hóa chất này. Tuần rồi, chính quyền tỉnh Hồ Bắc áp dụng phương pháp chẩn đoán mới, nhanh hơn thông qua kết hợp chụp cắt lớp vi tính (CT) và X-quang phổi. Dù vậy, phương pháp này chẩn đoán nhiều trường hợp chỉ có dấu hiệu viêm phổi, nhưng xét nghiệm âm tính với nCoV dẫn đến xác định nhầm nhiều ca nhiễm. Vì thế, đến ngày 19.2, NHC tuyên bố chỉ dùng kết quả xét nghiệm a xít nucleic. Bên cạnh đó, khoảng 9 tỉnh, vùng và thành phố ở Trung Quốc đã báo cáo không có ca nhiễm mới.
Tình hình nghiêm trọng ở Hàn Quốc
Thúc đẩy phối hợp nghiên cứu vắc xin Covid-19
Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 20.2, tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Hội nghị đặc biệt Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19.
Hội nghị đặc biệt Hội đồng điều phối ASEAN được tổ chức theo đề xuất của VN với tư cách là Chủ tịch ASEAN, do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì, nhằm kịp thời triển khai Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN ngày 14.2 về Ứng phó chung ASEAN trước sự bùng phát dịch bệnh
Covid-19. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định các hoạt động của ASEAN được tổ chức tại VN trong năm 2020 vẫn được giữ nguyên theo kế hoạch, và VN sẽ thực hiện các biện pháp đảm bảo y tế ở mức cao nhất theo quy định quốc tế cho các đại biểu.
Ngay sau hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc về hợp tác ứng phó dịch bệnh Covid-19. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc nhất trí đẩy mạnh phối hợp chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực trong chẩn đoán, nghiên cứu phát triển thuốc điều trị và vắc xin ngăn ngừa dịch bệnh, thúc đẩy trao đổi, phối hợp về chuyên môn giữa các cơ quan y tế của hai bên; nỗ lực giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với
phát triển kinh tế – xã hội của các nước, cũng như duy trì trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai bên.
Vũ Hân
Thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc Kim Kang-lip hôm qua cho biết tình hình dịch bệnh là “rất nghiêm trọng”. Ngày 20.2, Hàn Quốc ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên và số trường hợp nhiễm tăng gấp đôi lên hơn 100 người. Phân nửa trong số ca nhiễm là thành viên của giáo phái Shincheonji ở TP.Daegu.
Hai trường hợp tử vong là ông lão 60 tuổi ở tỉnh Bắc Gyeongsang và bà lão 61 tuổi tại TP.Daegu. Bà lão bị sốt hôm 10.2 nhưng đã hai lần từ chối xét nghiệm và đã tham dự ít nhất 4 lễ cầu nguyện tại nhà thờ của Shincheonji rồi sau đó được chẩn đoán nhiễm nCoV, theo Yonhap.
Chính quyền TP.Daegu cho biết hơn 1.000 thành viên Shincheonji được cho là đã tham gia buổi lễ cầu nguyện với bà lão nhiễm bệnh và họ được yêu cầu tự cách ly. Shincheonji đóng cửa tất cả các cơ sở trên toàn quốc. Các trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim và nhiều tuyến đường nhộn nhịp trở nên vắng vẻ ở Daegu.
Khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ cùng nhân viên dân sự và thành viên gia đình đang sống, làm việc tại doanh trại ở TP.Daegu, với dân số 2,5 triệu người. Doanh trại này hạn chế ra vào và yêu cầu bất kỳ lính Mỹ nào gần đây đã đến nhà thờ Shincheonji phải tự cách ly.
Trong khi đó, Bộ Y tế Nhật Bản hôm qua thông báo có 2 ca tử vong là hành khách cao tuổi nhiễm nCoV trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở Yokohama, theo Kyodo. Tàu này là cụm lây nhiễm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục, với hơn 620 ca nhiễm. Nhóm thứ hai gồm 600 hành khách Nhật Bản và nước ngoài đã lên bờ, một ngày sau khi nhóm đầu tiên rời khỏi tàu vì hết thời hạn cách ly hôm 19.2. Tàu Diamond Princess chở khoảng 3.700 người và bị cách ly từ ngày 3.2. Hàng trăm người rời khỏi con tàu hôm 19.2 tiếp tục được cách ly ở quê nhà, như Úc, Hồng Kông và Anh.
Còn
Iran thì ghi nhận 2 người chết ngày 19.1. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên vì nCoV ở Trung Đông, nâng tổng số ca chết bên ngoài Trung Quốc đại lục lên 11 người và còn có hàng trăm người nhiễm Covid-19 ở hơn 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.