17/11/2024

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt đầy đường

Đường sá, công viên, hàng quán nước, cổng bệnh viện, khu vui chơi, nắp cống… cứ vài mét là có một khẩu trang y tế đã qua sử dụng nằm rải rác có nguy cơ phát tán dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh virus carona xuất hiện nhiều nơi.

 

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt đầy đường

Đường sá, công viên, hàng quán nước, cổng bệnh viện, khu vui chơi, nắp cống… cứ vài mét là có một khẩu trang y tế đã qua sử dụng nằm rải rác có nguy cơ phát tán dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh virus carona xuất hiện nhiều nơi.


 

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt đầy đường - Ảnh 1.

Khẩu trang vứt bừa bãi trên các nắp cống đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức) – Ảnh: THU HIẾN

 

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, trong tâm bão dịch virus corona, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng cao, kéo theo việc khẩu trang y tế đã sử dụng xuất hiện khắp các tuyến đường lớn như như Phạm Văn Đồng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3), Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh), Võ Văn Kiệt (Q.1), Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận), công viên Tao Đàn (Q.1)…

Với thiết kế gọn nhẹ, cộng với tác động của gió và luồng di chuyển của xe cộ, khẩu trang y tế có xu hướng dạt vào lòng đường và miệng cống.

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt đầy đường - Ảnh 2.

Khẩu trang y tế được trộn chung với rác thải sinh hoạt trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức) – Ảnh: THU HIẾN

 

Bên cạnh đó, rất nhiều khẩu trang y tế đã sử dụng vứt bừa bãi tại nhiều điểm thu gom rác và các bãi rác tự phát, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. 

Chị Ngọc Diễm (Q.Thủ Đức) cho biết: “Tôi thường xuyên đưa con nhỏ đến công viên vào cuối mỗi buổi chiều, phải chú ý con thường xuyên vì trẻ rất dễ tò mò lấy khẩu trang vương vãi ra nghịch rất nguy hiểm”.

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt đầy đường - Ảnh 3.

Khẩu trang y tế nằm ngang dọc đủ loại màu khiến nhiều người đi đường ngán ngẩm – Ảnh: THU HIẾN

 

BS Hồ Thượng Dũng – phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM – cho biết khoảng thời gian những virus gây bệnh có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài từ 30-60 phút, vì vậy việc vứt khẩu trang y tế đã sử dụng bừa bãi là hành vi không nên.

 

Bác sĩ Dũng khuyến cáo nên đeo khẩu trang đúng với khuyến mới nhất cáo của Bộ Y tế. Theo đó, không nên sử dụng lại khẩu trang, không được dùng tay tiếp xúc trực tiếp với bề mặt khẩu trang, sau khi sử dụng xong nên bỏ đúng nơi quy định có thùng rác đậy nắp.

Một lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, khuyến cáo: “Khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt ngoài đường ngoài nguy cơ lây nhiễm bệnh vì có thể còn chứa những loại virus của người bệnh, chúng còn làm mất mỹ quan đô thị”.  

Đối với công nhân vệ sinh thường xuyên tiếp xúc rác thải đường phố, trong đó có khẩu trang y tế đã qua sử dụng, công nhân cần trang bị đồ bảo hộ khi làm việc, đặc biệt là khẩu trang và găng tay. “Công nhân vệ sinh đều phải thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh virus corona theo đúng khuyến cáo ngành y tế” – vị này nói .

Trước đó, nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Lê Trường Giang cho rằng gần như 100% người dân đang xài khẩu trang sai cách và như thế “nguy cơ bị nhiễm bệnh còn cao hơn” không đeo. Theo ông Giang, khẩu trang đeo đúng là chỉ được tháo từ phía dây đeo và tháo ra xong phải bỏ thẳng vào thùng rác. 

“Người dân hiện nay đa số đeo vào rồi tháo ra, chạm tay vào khẩu trang rồi lại đeo lại, cứ thế nhiều lần. Vì thế, cần thông tin rộng rãi để người dân hiểu và tự quyết định cách bảo vệ cho mình”, ông Giang chỉ ra sai sót.

 

 

THU HIẾN – XUÂN MAI

TTO