25/12/2024

Sự thật về lời nguyền

Việc tin vào lời nguyền có thể được giải thích theo lý tính, tâm lý và xã hội.

 

Sự thật về lời nguyền

Việc tin vào lời nguyền có thể được giải thích theo lý tính, tâm lý và xã hội.


 
 

Niềm tin vào lời nguyền có thể làm suy yếu niềm tin vào bản thân và thành công trong tương lai /// Shutterstock

Niềm tin vào lời nguyền có thể làm suy yếu niềm tin vào bản thân và thành công trong tương lai   Shutterstock

 

Ken Drinkwater, giảng viên cao cấp, nhà nghiên cứu nhận thức và cận lâm sàng, Đại học Manchester Metropolitan (Anh) và Neil Dagnall đến từ cùng trường đại học đã chia sẻ quan điểm của mình về niềm tin vào lời nguyền trên trang The Conversation.

Giải thích lý tính

Nhà tâm lý học Daniel Kahneman đưa ra 2 chế độ ra quyết định riêng biệt. Hệ thống 1: tự động, nhanh chóng và phần lớn là vô thức. Hệ thống này trực quan, dễ bị sai lệch và lỗi hệ thống. Hệ thống 2: được kiểm soát, chậm, nỗ lực và tạo ra suy nghĩ lý tính. Vì vậy, có lẽ người ta tin vào lời nguyền bởi vì tư duy hệ thống 1 tự phát, chủ quan của họ chiếm ưu thế, theo The Conversation.
 
Thừa nhận lời nguyền có thể xuất phát từ khát khao hiểu thế giới, gán ý nghĩa cho sự hỗn loạn. Sao người ta thấy khuôn mặt trong những đám mây hoặc hình Chúa trên bánh mì nướng? Chúng ta có xu hướng tìm thấy các khuôn mẫu có ý nghĩa giữa những điều vô nghĩa. Trường hợp lời nguyền, mọi người chọn thấy liên kết giữa các sự kiện ngẫu nhiên, bất hạnh, xui xẻo với huyền thuật hơn là các yếu tố như xác suất và lỗi của con người.
 
Những người tin vào lời nguyền cũng dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Barnum/Forer, theo đó, họ suy luận sai rằng, thông tin chung (áp dụng được cho nhiều người) có liên quan đến cá nhân cụ thể. Ví như khi tin vào lời nguyền, họ liên kết bất hạnh ai cũng có thể phải trải qua với những điều xúi quẩy cụ thể, cá nhân của bản thân, theo The Conversation.

Ảnh hưởng tâm lý

Niềm tin vào sự nguyền rủa, một khi tồn tại, thường được củng cố bởi các khuynh hướng tâm lý khác. Người tin hay tìm kiếm bằng chứng khẳng định niềm tin của bản thân. Sự xác nhận thiên vị này tạo ra những câu chuyện mạch lạc, nhưng không nhất quán về mặt logic, hỗ trợ cho giả định về lực lượng siêu nhiên, theo The Conversation.
 
Điều này đúng với “lời nguyền Tutankhamun” (ai đột nhập vào nơi chôn cất pharaoh sẽ bị trừng phạt). Do kết quả của việc đưa tin về Tutankhamun và “lời nguyền của Pharaoh”, những cái chết và bất hạnh của đội khảo cổ học sau thời điểm khai quật mộ Tutankhamun đều bị gắn với sự nguyền rủa.
 
Ngoài ra, niềm tin vào lời nguyền liên quan đến những đặc điểm tính cách nhất định. Người có “khả năng chịu đựng/chấp nhận sự mơ hồ” thấp (mức độ cá nhân có thể đối phó với sự không chắc chắn) có xu hướng tìm cách kết thúc nhanh. Điều này biểu hiện như sự thất bại trong việc xem xét nghiêm túc các bằng chứng để đi đến kết luận. Những yếu tố này dẫn đến sự bừa bãi, chấp nhận sớm vào lý do huyền thuật.
 
Trong khi đó, tâm lý bất ổn tạo điều kiện phát triển sự lo lắng, quan tâm và đồn thổi về những lời nguyền, theo The Conversation.
 
Trường hợp cực đoan, niềm tin vào lời nguyền có thể làm suy yếu niềm tin vào bản thân và thành công trong tương lai. Chỉ một ý nghĩ nhỏ về sự xui xẻo có thể tạo ra kết quả tiêu cực thật sự. Các nhà tâm lý học gọi đây là lời tiên tri tự hoàn thành và hiệu ứng Nocebo, theo The Conversation.

Yếu tố xã hội

Thông qua giáo dục và các câu chuyện xã hội, lời nguyền “sống” theo thời gian. Chúng dần được chấp nhận về mặt văn hóa. Chẳng hạn, “mắt quỷ” xuất hiện ở nhiều nước. Nó khởi nguồn từ niềm tin rằng ai đó đạt được thành công lớn cũng thu hút sự ghen tị của những người xung quanh. Những ánh mắt ghen tị này thể hiện như một lời nguyền sẽ làm mất đi vận may của người thành công kia. Những trang sức phổ biến làm theo biểu tượng này nhằm chống lại lời nguyền ấy, theo The Conversation.
 
Về mặt xã hội, mạng xã hội có thể tạo ra quan niệm rằng những lời nguyền tồn tại. Một ví dụ gần đây là thử thách Momo lan truyền qua mạng xã hội. Nó là hình ảnh rùng rợn kèm theo hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm bao gồm cả hành vi bạo lực và tự sát. Theo đó, nếu người nhận thông tin không làm theo hướng dẫn hoặc truyền tin nhắn sẽ nhận hậu quả đáng tiếc. Thử thách Momo lan truyền nhanh chóng và khiến trẻ em, cha mẹ rất lo lắng, theo The Conversation.
 
Mặc dù tất nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cơ sở siêu nhiên của những lời nguyền, nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng tâm lý mạnh mẽ đến con người. Tin vào những lời nguyền có thể làm suy yếu việc ra quyết định, hạnh phúc và tự tin. Trong những trường hợp cực đoan, chúng tạo điều kiện cho những ý tưởng bất thường, làm suy yếu tư duy phê phán và tạo ra những hành vi kỳ quặc, theo The Conversation. 
 
 
 
TẠ BAN 

TNO