26/12/2024

Mỹ, Nhật muốn đầu tư vào quần đảo phía nam Biển Đông

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào quần đảo Natuna của Indonesia ở phía nam Biển Đông trong lúc Tổng thống Joko Widodo gia tăng nỗ lực chống lại tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

 

Mỹ, Nhật muốn đầu tư vào quần đảo phía nam Biển Đông

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào quần đảo Natuna của Indonesia ở phía nam Biển Đông trong lúc Tổng thống Joko Widodo gia tăng nỗ lực chống lại tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.


 

 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna hôm 9.1  /// Reuters

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna hôm 9.1   Reuters

 

 
Cụ thể, Bộ trưởng phụ trách đầu tư và vấn đề biển Indonesia Luhut Pandjaitan hôm 17.1 cho giới phóng viên ở Jakarta hay 3 nước trên quan tâm đến việc xây dựng ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản ở Natuna, theo hãng tin Bloomberg. “Các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều bày tỏ sự quan tâm của họ. Đối với chúng tôi, họ đến từ đâu không thành vấn đề”, ông Pandjaitan nhấn mạnh.
 
Nỗ lực của Tổng thống Widodo thu hút đầu tư nước ngoài vào quần đảo Natuna có thể đẩy căng thẳng leo thang với Bắc Kinh theo sau vụ hơn 60 tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng biển xung quanh Natuna mà Indonesia tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này hồi tháng trước. Bắc Kinh thì lập luận vùng biển đó là ngư trường truyền thống đối với ngư dân Trung Quốc.
 
Indonesia không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng khẳng định có quyền chủ quyền đối với các vùng biển xung quanh Natuna. “Chiến tranh là giải pháp cuối cùng trong quá trình đàm phán của chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ không đàm phán các quyền lãnh thổ và chủ quyền dưới bất kỳ hoàn cảnh nào”, ông Pandjaitan nhấn mạnh.
 
Tổng thống Widodo thăm Natuna hồi tuần trước và khẳng định chủ quyền của Indonesia đối với vùng biển xung quanh sau khi quân đội Indonesia điều chiến đấu cơ và chiến hạm đến đẩy lùi cá tàu Trung Quốc, được các tàu hải cảnh hộ tống. Tổng thống Widodo còn khánh thành một trung tâm chế biến thủy sản ở khu vực và vài ngày sau, ông mời Nhật đầu tư vào Natuna để phát triển ngành đánh bắt.
 
Indonesia cũng đang tìm kiếm đầu tư từ các công ty chế biến hải sản Việt Nam. Trong tuần này, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã gặp đại diện của công ty TNHH Hải Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, và đề nghị công ty liên doanh với các công ty Indonesia để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản ở một số khu vực, trong đó có Natuna, theo Bloomberg dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Indonesia.
 
Giới chức Indonesia xác định một địa điểm ở phía bắc Natuna dành cho cảng cá trong khi phía nam làm căn cứ cho hải quân, theo Bộ trưởng Pandjaitan. Ông cho biết thêm Indonesia sẽ sớm mua một tàu lớn, có thể từ Đan Mạch, để tăng cường sức mạnh biển của nước này.
 
 
 
VĂN KHOA 

TNO