25/12/2024

Muốn học bài nhớ lâu, hãy làm theo cách này

Các nhà khoa học phát hiện viết ra giấy giúp người học nhớ lâu hơn vì khi viết họ phải cử động tay, bộ não có đủ thời gian để phân tích và lưu trữ thông tin cần nhớ.

 

Muốn học bài nhớ lâu, hãy làm theo cách này

Các nhà khoa học phát hiện viết ra giấy giúp người học nhớ lâu hơn vì khi viết họ phải cử động tay, bộ não có đủ thời gian để phân tích và lưu trữ thông tin cần nhớ.


 

Muốn học bài nhớ lâu, hãy làm theo cách này - Ảnh 1.

 

Nhiều sinh viên hiện nay chọn việc gõ lời giảng của giáo viên hơn là viết tay – Ảnh: STUDY BREAKS

 

Viết để nhớ lâu một bài học cần thuộc lòng là một kinh nghiệm được truyền lại trong nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Ngay cả các chính trị gia, nhà lãnh đạo đôi khi cũng dành thời gian viết tay lại bài phát biểu của mình trước đám đông.

Vì sao viết lại nhớ nhanh, nhớ lâu hơn là gõ máy tính hoặc đọc nhẩm?

Hai nhà nghiên cứu tâm lý học Pam A. Mueller của Đại học Princeton và Daniel M. Oppenheimer của Đại học California (Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu so sánh việc ghi nhớ của học sinh qua máy tính và ghi chép

Họ phát hiện rằng viết ra giấy giúp người học nhớ lâu hơn là vì khi viết ta phải cử động tay chậm hơn khi gõ, bộ não có đủ thời gian để phân tích và lưu trữ thông tin cần nhớ. Trong khi gõ chữ trên máy tính hoặc đọc nhẩm thì lại rất nhanh, não chưa kịp phân tích thông tin của câu trước, tay đã gõ xong nhiều câu tiếp theo.

Một sinh viên đánh máy thao tác nhanh có thể gõ được hết lời giảng viên nói nhưng sẽ chỉ ghi nhớ được một phần rất ít hoặc không nhớ được nội dung bài giảng. Đó là bởi vì quá trình thao tác gõ máy, chỉ các ngón tay hoạt động mà bộ não không tham gia vào bất cứ phân tích nào. Đơn giản chỉ là nghe và chép.

 

Các nghiên cứu khoa học trước đây chỉ ra rằng nếu bản thân chúng ta không xác định tài liệu đó là quan trọng cần ghi nhớ ngay khi đó thì bộ não cũng sẽ xuất hiện cơ chế loại bỏ bài giảng khỏi bộ nhớ. Nhưng nếu ghi chú bằng tay, sinh viên sẽ không thể viết ra từng từ mà giảng viên nói. Thay vào đó, bộ não sẽ phải tìm kiếm khái niệm, lọc các trích dẫn quan trọng để nhớ bao quát và đặt câu hỏi về những gì chưa hiểu, nhờ đó mà hiểu sâu hơn bài học.

Điều này đòi hỏi các tế bào thần kinh não bộ hoạt động nhiều hơn là khi chỉ gõ từng từ. Bộ não càng nỗ lực để hiểu được điều gì đó trong bài giảng thì các tín hiệu ghi nhớ càng mạnh mẽ hơn.

Nhà nghiên cứu Mueller và Oppenheimer kết luận rằng đối với học sinh, sinh viên, việc nghe và chép theo toàn bộ lời giảng viên mà không suy nghĩ, chắt lọc ý quan trọng là cách học tệ nhất. Không chỉ không thể hiểu bài, họ còn gặp khó khăn trong việc học thuộc lòng sau này. Sinh viên buộc phải hiểu được bài, bộ não có sự phân tích thì khi học thuộc lòng mới trở nên dễ dàng.

 

 

MINH HẢI (Theo B.I)

TTO