27/12/2024

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây

Con dâu của bà Cẩm vì thấy gia đình quá nghèo nên “dứt áo ra đi” để lại con thơ 1 tuổi. Không thể chịu được cảnh nghèo, con trai bà rời miền Tây lên Sài Gòn làm mướn kiếm tiền lo cho mẹ và chăm con.

 

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây

Con dâu của bà Cẩm vì thấy gia đình quá nghèo nên “dứt áo ra đi” để lại con thơ 1 tuổi. Không thể chịu được cảnh nghèo, con trai bà rời miền Tây lên Sài Gòn làm mướn kiếm tiền lo cho mẹ và chăm con.


 
 
 
 

Những căn nhà vắng người vì phần lớn đã ly hương kiếm tiền /// ẢNH: BẢO KỲ

Những căn nhà vắng người vì phần lớn đã ly hương kiếm tiền  ẢNH: BẢO KỲ

 

 
Trong một ngày cận tết Canh Tý, tôi có dịp ghé thăm làng khô biển Trần Đề (Sóc Trăng), không khí rộn ràng tấp nập người mua kẻ bán. Nhưng bên kia sông, Tết vẫn còn chưa hiện rõ.
 
Từ trên phà Trần Đề, nhìn rõ xa xa một mỏm đất kéo tận ra biển, hỏi ra mới biết đó là huyện Cù Lao Dung hay còn gọi là đảo Đài Loan (bởi đã có hàng trăm ngàn thiếu nữ chọn cách lấy chồng Đài Loan để thoát nghèo).
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 1

Bên kia sông là bức tranh khác của cuộc sống…  ẢNH: BẢO KỲ

 

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 2

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 3

… nơi có những ngôi nhà đúng nghĩa: nhà tranh vách lá    ẢNH: BẢO KỲ

 
Không giống như các xã An Thạnh I, An Thạnh 2 hay An Thạnh 3 có tỉ lệ xuất ngoại cao, xã An Thạnh Nam lại là xã có nhiều trường hợp đổi đời bằng cách rời quê làm mướn ở các thành phố lớn. Trai, gái trong vùng cứ hễ lớn lên tầm 17, 18 tuổi nếu không tìm được chỗ dựng vợ gã chồng thì cũng “đi Bình Dương”, “lên Xì Phố (cách người miền Tây nói về Sài Gòn – PV) lập nghiệp”.
 
Cứ thế lớp thanh niên trai tráng hết để lại cha mẹ già ở quê bám trụ với đồng ruộng, ao cá mưu sinh qua ngày. Ngày trở về cũng có người giàu rồi “phất” lên cất nhà lầu, xe hơi nhưng có người bị cái nghèo đeo bám mãi.
 
Câu chuyện về vợ chồng bà Dương Thị Cẩm sống tại ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam này là một ví dụ.

Ly hương kiếm tiền nuôi con, lo cho mẹ

Nghe hỏi thăm về hoàn cảnh, bà Cẩm trải lòng, bà vốn có 3 người con, cả ba đều có gia đình riêng nhưng chẳng ai khá giả. Trong đó, người con trai bạc phước nhất. Kết hôn chẳng bao lâu thì đứa con đầu lòng ra đời, con trai bà vừa cáng đáng cho gia đình riêng của mình lại lo thêm phần thuốc men viện phí của mẹ.
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 4

Ông Hạnh phải ngày ngày cặm cụi ngoài đồng ruộng hết trồng ớt, trồng mía lại chuyển sang khoai môn, khoai mì    ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 5

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 6

Căn nhà của bà Cẩm vẫn tuềnh toàng dù có con đi làm ăn xa như người ta

ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 7

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 8

Trò chơi giải trí của cậu bé Duy chỉ đơn giản là xếp chữ hay chiếc rỗ xe cũ được em lượm lặt lại làm đồ chơi

ẢNH: BẢO KỲ

 
Bà kể, đồ đạc tài sản trong nhà cũng lần lượt ra đi để chữa bệnh cho bà, đứa con dâu vì thấy gia đình quá nghèo lại đông người nên “dứt áo ra đi” để lại đứa con thơ mới vừa tròn 1 tuổi.
 
Con trai bà đành đi Sài Gòn làm mướn để kiếm tiền, mong một điều gì đó tươi sáng hơn cho gia đình.
 
Cứ thế ngót nghét gần chục năm qua, đứa bé tên Tăng Thạch Nhật Duy ngày nào đã ở tuổi cắp sách đến trường, cha em cũng đi làm ăn xa 6, 7 năm nay. Trong ký ức của em người mẹ lúc nào cũng mờ nhạt, mỗi năm chỉ đến thăm em một lần.  
 
Cha đi làm xa mỗi năm chỉ về hai lần vào lễ và Tết, những lúc nhớ cha, em cũng chỉ biết gọi điện thoại rồi nói: “Cha đi làm nhớ Tết về thăm con nha, nhớ mua chon con siêu nhân nha cha ơi, cha về nhanh đi con nhớ cha lắm”.

Cái nghèo chưa buông tha

Con cái không kề bên, tuổi già mang nhiều bệnh tật thế nhưng vợ chồng bà Cẩm vẫn chưa một ngày nghỉ ngơi bởi một lẽ, không làm thì lấy tiền đâu mà nuôi đứa cháu nhỏ này.
 
Ông Tăng Hạnh (chồng bà Cẩm) cho biết, đồng lương của con trai gửi về cũng chẳng thấm thía, chỉ đủ lo liệu thuốc men cho bà Cẩm. Nếu tháng nào nhiều thì cũng chỉ phụ được phần mắm, muối, gạo, đường.
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 9

Lớp người thế hệ trước như ông Hạnh ở mãi quê nghèo, chọn công việc đồng áng để mưu sinh   ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 10

Em Tăng Thạch Nhật Duy ngày ngày quấn quýt bên bà nội, lúc rảnh rỗi lại nhổ tóc bạc cho bà

ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 11

Đôi mắt dù yếu nhưng bà Cẩm vẫn cố dõi theo đứa cháu bé bỏng của mình   ẢNH: BẢO KỲ

 
 
Ông Hạnh phải ngày ngày cặm cụi ngoài đồng ruộng hết trồng ớt, trồng mía lại chuyển sang khoai môn, khoai mì nhưng cũng chẳng có dư. Lắm khi ròng rã suốt mấy tháng trời chỉ kiếm được vài triệu đồng mà lỗ lã thì đôi khi lên đến hàng chục triệu. Cứ thế cả nhà dù đã cố gắng làm lụng rất nhiều nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi.
 
Thế nên, “thằng hai nó đi miết cô chú ơi, vợ chồng tui nhớ nó lắm, năm nay 28 Tết nó mới được về nhưng vài bữa mùng 4, mùng 5 nó cũng trở lên trển hà, bỏ con ở nhà thì tội vì nhớ nhưng cũng không còn cách nào khác. Thằng nhỏ càng lớn thì tiền học hành sách vở càng tăng mà vợ tui thì bệnh ngày một nặng. Nó không đi làm xa thì cả nhà cũng không biết sống sao…”, ông Hạnh tâm sự trong nước mắt.
 
 
 
BẢO KỲ 

TNO

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây

Con dâu của bà Cẩm vì thấy gia đình quá nghèo nên “dứt áo ra đi” để lại con thơ 1 tuổi. Không thể chịu được cảnh nghèo, con trai bà rời miền Tây lên Sài Gòn làm mướn kiếm tiền lo cho mẹ và chăm con.

 

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây

Con dâu của bà Cẩm vì thấy gia đình quá nghèo nên “dứt áo ra đi” để lại con thơ 1 tuổi. Không thể chịu được cảnh nghèo, con trai bà rời miền Tây lên Sài Gòn làm mướn kiếm tiền lo cho mẹ và chăm con.


 
 
 
 

Những căn nhà vắng người vì phần lớn đã ly hương kiếm tiền /// ẢNH: BẢO KỲ

Những căn nhà vắng người vì phần lớn đã ly hương kiếm tiền  ẢNH: BẢO KỲ

 

 
Trong một ngày cận tết Canh Tý, tôi có dịp ghé thăm làng khô biển Trần Đề (Sóc Trăng), không khí rộn ràng tấp nập người mua kẻ bán. Nhưng bên kia sông, Tết vẫn còn chưa hiện rõ.
 
Từ trên phà Trần Đề, nhìn rõ xa xa một mỏm đất kéo tận ra biển, hỏi ra mới biết đó là huyện Cù Lao Dung hay còn gọi là đảo Đài Loan (bởi đã có hàng trăm ngàn thiếu nữ chọn cách lấy chồng Đài Loan để thoát nghèo).
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 1

Bên kia sông là bức tranh khác của cuộc sống…  ẢNH: BẢO KỲ

 

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 2

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 3

… nơi có những ngôi nhà đúng nghĩa: nhà tranh vách lá    ẢNH: BẢO KỲ

 
Không giống như các xã An Thạnh I, An Thạnh 2 hay An Thạnh 3 có tỉ lệ xuất ngoại cao, xã An Thạnh Nam lại là xã có nhiều trường hợp đổi đời bằng cách rời quê làm mướn ở các thành phố lớn. Trai, gái trong vùng cứ hễ lớn lên tầm 17, 18 tuổi nếu không tìm được chỗ dựng vợ gã chồng thì cũng “đi Bình Dương”, “lên Xì Phố (cách người miền Tây nói về Sài Gòn – PV) lập nghiệp”.
 
Cứ thế lớp thanh niên trai tráng hết để lại cha mẹ già ở quê bám trụ với đồng ruộng, ao cá mưu sinh qua ngày. Ngày trở về cũng có người giàu rồi “phất” lên cất nhà lầu, xe hơi nhưng có người bị cái nghèo đeo bám mãi.
 
Câu chuyện về vợ chồng bà Dương Thị Cẩm sống tại ấp Võ Thành Văn, xã An Thạnh Nam này là một ví dụ.

Ly hương kiếm tiền nuôi con, lo cho mẹ

Nghe hỏi thăm về hoàn cảnh, bà Cẩm trải lòng, bà vốn có 3 người con, cả ba đều có gia đình riêng nhưng chẳng ai khá giả. Trong đó, người con trai bạc phước nhất. Kết hôn chẳng bao lâu thì đứa con đầu lòng ra đời, con trai bà vừa cáng đáng cho gia đình riêng của mình lại lo thêm phần thuốc men viện phí của mẹ.
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 4

Ông Hạnh phải ngày ngày cặm cụi ngoài đồng ruộng hết trồng ớt, trồng mía lại chuyển sang khoai môn, khoai mì    ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 5

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 6

Căn nhà của bà Cẩm vẫn tuềnh toàng dù có con đi làm ăn xa như người ta

ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 7

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 8

Trò chơi giải trí của cậu bé Duy chỉ đơn giản là xếp chữ hay chiếc rỗ xe cũ được em lượm lặt lại làm đồ chơi

ẢNH: BẢO KỲ

 
Bà kể, đồ đạc tài sản trong nhà cũng lần lượt ra đi để chữa bệnh cho bà, đứa con dâu vì thấy gia đình quá nghèo lại đông người nên “dứt áo ra đi” để lại đứa con thơ mới vừa tròn 1 tuổi.
 
Con trai bà đành đi Sài Gòn làm mướn để kiếm tiền, mong một điều gì đó tươi sáng hơn cho gia đình.
 
Cứ thế ngót nghét gần chục năm qua, đứa bé tên Tăng Thạch Nhật Duy ngày nào đã ở tuổi cắp sách đến trường, cha em cũng đi làm ăn xa 6, 7 năm nay. Trong ký ức của em người mẹ lúc nào cũng mờ nhạt, mỗi năm chỉ đến thăm em một lần.  
 
Cha đi làm xa mỗi năm chỉ về hai lần vào lễ và Tết, những lúc nhớ cha, em cũng chỉ biết gọi điện thoại rồi nói: “Cha đi làm nhớ Tết về thăm con nha, nhớ mua chon con siêu nhân nha cha ơi, cha về nhanh đi con nhớ cha lắm”.

Cái nghèo chưa buông tha

Con cái không kề bên, tuổi già mang nhiều bệnh tật thế nhưng vợ chồng bà Cẩm vẫn chưa một ngày nghỉ ngơi bởi một lẽ, không làm thì lấy tiền đâu mà nuôi đứa cháu nhỏ này.
 
Ông Tăng Hạnh (chồng bà Cẩm) cho biết, đồng lương của con trai gửi về cũng chẳng thấm thía, chỉ đủ lo liệu thuốc men cho bà Cẩm. Nếu tháng nào nhiều thì cũng chỉ phụ được phần mắm, muối, gạo, đường.
 
Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 9

Lớp người thế hệ trước như ông Hạnh ở mãi quê nghèo, chọn công việc đồng áng để mưu sinh   ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 10

Em Tăng Thạch Nhật Duy ngày ngày quấn quýt bên bà nội, lúc rảnh rỗi lại nhổ tóc bạc cho bà

ẢNH: BẢO KỲ

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây - ảnh 11

Đôi mắt dù yếu nhưng bà Cẩm vẫn cố dõi theo đứa cháu bé bỏng của mình   ẢNH: BẢO KỲ

 
 
Ông Hạnh phải ngày ngày cặm cụi ngoài đồng ruộng hết trồng ớt, trồng mía lại chuyển sang khoai môn, khoai mì nhưng cũng chẳng có dư. Lắm khi ròng rã suốt mấy tháng trời chỉ kiếm được vài triệu đồng mà lỗ lã thì đôi khi lên đến hàng chục triệu. Cứ thế cả nhà dù đã cố gắng làm lụng rất nhiều nhưng cái nghèo vẫn đeo bám mãi.
 
Thế nên, “thằng hai nó đi miết cô chú ơi, vợ chồng tui nhớ nó lắm, năm nay 28 Tết nó mới được về nhưng vài bữa mùng 4, mùng 5 nó cũng trở lên trển hà, bỏ con ở nhà thì tội vì nhớ nhưng cũng không còn cách nào khác. Thằng nhỏ càng lớn thì tiền học hành sách vở càng tăng mà vợ tui thì bệnh ngày một nặng. Nó không đi làm xa thì cả nhà cũng không biết sống sao…”, ông Hạnh tâm sự trong nước mắt.
 
 
 
BẢO KỲ 

TNO